Hệ thống XLNT khu công nghiệp

Việt Nam đang là nước có nguồn lao động dồi dào cùng tiềm năng đầu tư lớn mà các nhà đầu tư trên thế giới hướng tới. Các khu công nghiệp được quy hoạch và hình thành rộng  khắp cả nước, tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm. Cùng với những thành tựu đã đạt được thì vấn đề xử lý chất thải và bảo vệ môi trường cũng là bài toán quan trọng, không thể thiếu trong quá trình phát triển nhằm giữ gìn môi trường sống cũng như đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.

 

Miên phí vận chuyển hàng trong nội thành Hà Nội. Liên hệ hotline 096.5511.655
Mô tả

Nguồn phát sinh, thành phần, tính chất của nước thải khu công nghiệp:
Tại các khu công nghiệp (KCN), nguồn nước thải chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:
+ Nước thải sinh hoạt: bao gồm nước thải từ bể phốt, từ nhà ăn ca, từ các khu vực nhà vệ sinh, hoạt động tắm giặt của công nhân sau mỗi ca làm việc...
+ Nước thải sản xuất: là nước thải của các công đoạn sản xuất của các nhà máy trong KCN. Đối với nước thải loại này thì tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất, dây chuyền sản xuất mà nước thải có thành phần, tính chất khác nhau.
Như vậy, ngoài các thành phần ô nhiễm như nước thải sinh hoạt thông thường thì nước thải của KCN còn có các thành phần ô  nhiễm riêng như kim loại nặng, hóa chất... hơn nữa nồng độ ô nhiễm các chất hữu cơ (BOD, COD), chất dinh dưỡng (ni tơ, phốt pho), cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn...Nếu không được xử lý hoặc không có công nghệ xử lý phù hợp thì lượng nước thải này sẽ là nguồn phá hủy chính đối với nguồn nước mặt, nước ngầm. 
Yêu cầu nước thải sau hệ thống xử lý: 
Nước thải sau hệ thống xử lý bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn xả thải của nước thải công nghiệp theo QCVN 40:2011/BTNMT
Các yếu tố lựa chọn công nghệ xử lý:
- Dựa vào quy mô, công suất trạm xử lý;
- Mức độ cần phải đạt khi xả ra môi trường: cột A hay cột B của QCVN 40:2011/BTNMT
- Thành phần, tính chất của nước thải khu công nghiệp;
- Yêu cầu riêng của nguồn tiếp nhận;
- Diện tích mặt bằng bố trí trạm xử lý;
- Yêu cầu về năng lượng, hóa chất, thiết bị trong hệ thống;
- Công nghệ phải hiệu quả cao, an toàn;
- Đơn giản, dễ vận hành, tính ổn định cao, vốn đầu tư phù hợp;
- Không gây mùi hôi, ít bùn thải.
Phương án công nghệ xử lý lựa chọn:
Từ các yêu cầu trên, chúng tôi lựa chọn công nghệ xử lý nước thải của KCN là kết hợp nhiều phương pháp tích hợp trong các công trình và thiết bị như: cơ học + hóa lý + sinh học.

* Mô tả và quy cách các đơn vị công nghệ trong hệ thống
Thu gom nước thải và tách rác:
Nước thải sản xuất từ các nhà máy trong KCN bắt buộc phải được xử lý đạt tiêu chuẩn của KCN trước khi xả vào hệ thống thu gom chung.
Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất (sau khi được xử lý sơ bộ tại các nhà máy) được thu gom theo 2 hệ thống đường ống riêng sau đó đi vào bể thu gom của Trạm XLNT tập trung. Trước khi vào bể thu gom thì nước thải được tách loại rác bằng các song chắn rác để loại bỏ các rác thải rắn có kích thước lớn, tránh gây tắc đường ống và các thiết bị phía sau. Trong bể thu gom bố trí các bơm chìm hoạt động luân phiên để bơm sang bể tách dầu mỡ, trước khi vào bể tách mỡ nước thải phải đi qua máy tách rác tinh, loại bỏ triệt để các tạp chất có trong nước. 
Bể điều hòa có ngăn tách mỡ:
Nước thải sau khi được tách rác tinh được đưa sang ngăn tách mỡ (xây hợp khối trong bể điều hòa). Tại đây, dầu mỡ được nổi lên mặt nước và được hệ thống gạt váng tự động thu gom lại đi theo đường ống đi ra thùng chứa dầu mỡ thải, trong bể tách dầu mỡ có hệ thống cấp khí tinh dưới đáy bể để tăng hiệu quả quá trình tách mỡ. Sau đó nước thải tự chảy sang bể điều hòa. Bể điều hòa với nhiệm vụ dàn đều lưu lượng và nồng độ nước thải, dưới đáy bể điều hòa bố trí hệ thống sục khí thô nhằm ngăn sự phân hủy yếm khí gây mùi cũng như nhằm xử lý sơ bộ nước thải. Trong bể điều hòa lắp đặt các bơm chìm hoạt động luân phiên bơm nước lên thiết bị hóa lý.
Thiết bị xử lý hóa lý:
Thiết  bị xử lý hóa lý có nhiều ngăn có tác dụng keo tụ, lắng nhằm khử màu, chất rắn lơ lửng, và giảm thiểu một phần các chỉ tiêu ô nhiễm khác. Thiết bị xử lý hóa  lý có phần lắng dạng tấm lắng nghiêng Lamen nhằm làm tăng diện tích bề mặt lắng và giảm diện tích chiếm chỗ công trình. Bùn lắng từ ngăn lắng được định kì xả về bể chứa bùn.
Bể điều chỉnh pH:
Bể điều chỉnh pH được lắp đặt bộ điều  chỉnh pH tự động. Khi pH <6.5 bơm định lượng kiềm tự động hoạt động và bơm định lượng axit dừng. Khi pH >8 bơm định lượng axit tự động hoạt động và bơm kiềm dừng hoạt động. Các giá trị này có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi mức cài đặt trên bảng điều khiển.
Bể UASB:
Nước thải sau khi được điều chỉnh pH được bơm vào bể UASB và đảm bảo nước được phân phối đều trên diện tích đáy bể, hỗn hợp bùn yếm khí trong bể hấp phụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành khí. Bùn lắng xuống đáy được tuần hoàn lại vùng phản ứng yếm khí. Nước trong dâng lên phía trên được thu vào máng và dẫn sang bể hiếu  khí Aeroten. Bùn lắng được dẫn về bể phân hủy bùn sau đó sang bể chứa bùn và bơm lên máy ép bùn, các tấm bùn đã ép được mang đi chôn lấp hoặc xử lý tiếp theo tùy điều kiện của KCN.
Bể hiếu khí (aeroten) có MBBR:
Đây là bể xử lý chính trong hệ thống, dùng cấc chủng vi sinh vật hiếu khí để phân hủy chất thải. Các hệ vi sinh vật này tồn tại ở dạng lơ lửng bám dính trên các giá thể vật liệu mang MBBR sẽ hấp thụ khí oxy và chất hữu cơ cũng như sử dụng ni tơ và phốt pho để tổng hợp tế bào mới, giải phóng năng lượng và CO2, H2O. Trong bể hiếu khí có hệ thống đĩa cấp khí tinh nhằm cung cấp oxy và xáo trộn giá thể MBBR, đảm bảo cho chúng có thể chuyển động đều trong bể. Nước thải sau bể hiếu khí được dẫn sang bể lắng.
Bể lắng:
Hỗn hợp nước bùn sau bể aeroten tự chảy về bể lắng qua hệ thống phân phối nước. Dó có tỷ trọng lớn nên bùn sẽ lắng xuống đáy bể, nước trong được thu qua máng thu nước tới thiết bị xử lý tiếp theo. 
Bể khử trùng:
Nước thải sau khi qua bể lắng tiếp tục tự chảy vào bể tiếp xúc khử trùng nhằm loại bỏ hết vi sinh vật gây bệnh trong nước trước khi xả ra môi trường. Dung dịch khử trùng hiện nay thường dùng là Javen (NaCLO) với nồng độ phù hợp.
Nước thải sau hệ thống xử lý đạt cột B theo QCVN 40:2011/BTNMT. 

Liên hệ:
CÔNG TY TNHH DTS QUỐC TẾ 
Địa chỉ: Số 63/71, Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Hà Nội
Điện thoại: 0965.511.655 (Mrs.Lan - Trưởng phòng Kinh Doanh)      
Email: phongkinhdoanhdtsquocte@gmail.com       
Website: dtsquocte.vn / kiemsoatonhiem.com

 

zalo