Đặc trưng của nước thải bệnh viện – phòng khám:
a. Nguồn phát sinh nước thải
Nước thải (không kể nước mưa) của các bệnh viện, phòng khám chia thành 3 nguồn chính:
- Nước thải sinh ra từ trong nhà: khu khám chữa bệnh, các nhà vệ sinh, căng tin, nhà ăn, nhà hành chính.
- Nước thải có chứa các hóa chất độc hại phát sinh từ các labo phòng xét nghiệm.
- Ngoài ra, một số bệnh viện – phòng khám có khu vực giặt là, nước thải khu vực này chứa lượng lớn các chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt.
b. Tính chất của nước thải y tế
Nước thải sinh ra từ các nguồn trên nên chủ yếu bao gồm: máu bệnh nhân, dịch, nước tiểu, và các loại bệnh phẩm khác. Đặc tính nguồn nước thải này là có độ ô nhiễm COD, Nitơ và phốt pho cao, có màu nâu đỏ, chứa nhiều cặn lơ lửng, hóa chất, thuốc men, dung môi dược phẩm... Đặc biệt, nước thải loại này chứa mầm vi sinh vật gây bệnh rất lớn và khó kiểm soát. Nước thải này có tác hại như sau:
- Nếu không được xử lý đúng mức sẽ gây ô nhiễm trực tiếp cho môi trường nước, làm tích tụ chất độc trong các động vật, thực vật thuỷ sinh.
- Các loại vi sinh và mầm bệnh trong nước thải có khả năng gây nhiễm bệnh trên diện rộng cho người và động vật.
- Các loại dẫn xuất có trong hóa chất, dược phẩm trong nước thải và gây hại về lâu dài cho các sinh vật sống trong nước. Đối với con người khi tiếp xúc với các chất này sẽ dễ bị các bệnh ngoài da, bệnh về mắt…
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải y tế thay đổi tùy thuộc vào điều kiện hoạt động cụ thể của từng phòng điều trị nhưng phần lớn đều ở mức khá cao, đặc biệt là đối với một số vi khuẩn. Nước thải y tế chứa nhiều mầm bệnh có khả năng lây nhiễm cao như: Salmonella, Shigella, Vibro, Coliform,... các loại ký sinh trùng, amip, trứng giun, sán và nấm hạ đẳng...
Yêu cầu nước thải sau hệ thống xử lý:
Theo quy định nhà nước thì nước thải của bệnh viện- phòng khám trước khi xả vào môi trường phải được xử lý đạt các chỉ tiêu nêu trong quy chuẩn Việt nam QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế.
Phương án công nghệ xử lý:
Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý nước thải y tế (bệnh viện, phòng khám):
Chất lượng nước ra đạt tiêu chuẩn thải theo QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế;
Hiệu quả xử lý và tính ổn định cao;
Quy mô hệ thống gọn nhẹ, tiết kiệm diện tích mặt bằng, ít gây mùi cho môi trường xung quanh;
Chi phí vận hành hợp lý;
Vận hành tự động, cần ít thao tác giám sát, kiểm soát của nhân công vận hành;
Dễ dàng và thuận lợi trong việc nâng cấp công suất hệ thống xử lý.
Dựa trên chất lượng nguồn thải chúng tôi lựa chọn công nghệ màng vi sinh chuyển động (Moving Bed Biofilm Reactor - MBBR) xử lí tích hợp trong các thiết bị xử lý bằng vật liệu composite (FBR) kết hợp với các bể thu gom bằng bê tông cốt thép trong đó lấy quá trình xử lý vi sinh là cơ bản của hệ xử lý, ngoài ra có các bể điều hòa, lắng, ủ bùn là các quá trình phụ trợ.
Công nghệ xử lý nước thải y tế bao gồm các bước xử lí khác nhau nhằm xử lí triệt để COD, Nitơ, photpho và vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Do nước thải được thu gom từ các bể phốt và hệ thống đường ống nước thải sinh hoạt, các bước xử lí bao gồm:
* Mô tả và quy cách các đơn vị công nghệ trong hệ thống
Nước thải được thu gom tập trung bởi hệ thống thu gom nước thải. Sau đó được đưa qua bể tách rác, cặn cát hợp khối với bể điều hòa. Bể tách rác, cặn gồm 02 ngăn, có chức năng chắn rác to và lắng sơ bộ các chất rắn trong nước thải.
Nước thải sau khi được lắng cát và tách rác đưa qua bể điều hòa. Tại bể điều hòa có hệ thống ống cấp khí thô có tác dụng hòa trộn nước thải cũ, mới và nước tuần hoàn nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi đưa sang công trình xử lý phía sau.
Nước thải được dẫn sang hệ thống xử lý sinh học nước thải hợp khối theo công nghệ AAO-MBBR. Ngăn đầu có hệ thống sục khí và vật liệu đệm vi sinh lưu động Moving Bed. Vật liệu đệm vi sinh lưu động là nơi các vi khuẩn trú ngụ, phát triển và tiêu thụ các chất hữu cơ, giảm nồng độ chất bẩn trong nước thải.
Sau khi được xử lý trong bể hiếu khí có vật liệu đệm vi sinh lưu động, dòng nước thải được dẫn sang ngăn lắng. Ngăn lắng có tác dụng giữ lại hầu hết cặn và bùn hoạt tính dư sau quá trình xử lý hiếu khí. Nước thải sau ngăn lắng đã có các chỉ tiêu như BOD, hàm lượng cặn,... đảm bảo tiêu chuẩn, và được khử trùng tại ngăn khử trùng trước khi xả ra ngoài.
- Song chắn rác: có tác dụng lắng loại các loại đất, cát tránh trường hợp các tạp chất này sẽ làm hỏng bơm và gây tác dụng xấu cho khoang lắng bùn. Ngoài ra song chắn rác này sẽ loại bỏ các vật chất có kích thước lớn có nguy cơ gây tắc đường ống và ống thông khí.
- Khoang chứa vật liệu đệm vi sinh lưu động: luôn được thổi khí để cấp oxy cho VSV hoạt động và đảm bảo các giá thể di động MBBR luôn di động. Các chất hữu cơ trong nước được các vi sinh vật bám trên các đệm sinh vật thực hiện quá trình nitrat hóa, chuyển hóa amoni thành nitrat.
- Khoang nước đã qua xử lý: tạm thời lưu lại nước đã qua xử lý đồng thời tách bỏ toàn bộ số cặn còn lại.
- Bể chứa bùn: thể tích yêu cầu là có thể chứa được lượng bùn tích tục trong vòng 14-30 ngày (tỉ lệ chuyển đổi bùn của BOD loại bỏ là 80%, nồng độ bùn lắng 2%). Dung dịch keo tụ được bơm vào khoang điều tiết lưu lượng.
- Khoang khử trùng: nước sau khi được xử lý sẽ được khử trùng bằng hoá chất khử trùng. Loại hoá chất khử trùng được sử dụng có thể là hoá chất NaOCl loại viên.
- Khoang bơm thoát nước: Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ được dẫn vào khoang chứa nước thải và thải ra ngoài môi trường.
Sơ đồ cao trình công nghệ hệ thống Xử Lý Nước Thải
Liên hệ:
CÔNG TY TNHH DTS QUỐC TẾ
Địa chỉ: Số 63/71, Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Hà Nội
Điện thoại: 0965.511.655 (Mrs.Lan - Trưởng phòng Kinh Doanh)
Email: phongkinhdoanhdtsquocte@gmail.com
Website: dtsquocte.vn / kiemsoatonhiem.com