Trong quá trình hoạt động, nước thải của nhà bếp thực chất là nước thải sinh hoạt được phát sinh từ hoạt động của con người như trong khu nhà ăn, vệ sinh, tẩy rửa,… thành phần nước thải từ nhà bếp cũng tương tự như thành phần nước thải sinh hoạt , Hàm lượng chất hữu cơ cao (55 – 65% tổng lượng chất rắn), chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ cần thiết cho các quá trình chuyển hóa chất bẩn có trong nước thải, chứa nhiều các chất tẩy rửa, tạp chất nguy hại. Nước thải nhà bếp không ổn định về lưu lượng, phụ thuộc vào các thời điểm trong ngày đó là thời gian hoạt động nấu ăn trong ngày. Nguồn nước thải này nếu không được xử lý, khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ làm ô nhiễm môi trường nước khu vực nhà bếp cũng như khu vực dân sinh xung quanh, gây ảnh hưởng không nhỏ tới điều kiện vệ sinh môi trường cho cộng đồng và thủy vực tiếp nhận nước thải. Vì vậy, nhiệm vụ cần thiết là xây dựng hệ thống xử lý nước thải (HTXL NT) cho các nguồn thải trên để đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn thải mà các cơ quan quản lý cho phép trước khi thải ra môi trường.
Đặc trưng của nước thải nhà hàng – khách sạn:
Nước thải của nhà hàng, khách sạn phát sinh từ các nguồn chính sau:
- Nước thải từ nhà vệ sinh từ các khu vực khác nhau;
- Nước thải giặt tẩy từ các khu vực giặt là;
- Nước thải nhà bếp;
Xuất phát từ các nguồn thải như trên nên loại nước thải này có thành phần đặc trưng bao gồm: chất tẩy rửa, dầu mỡ, chất hữu cơ, cặn lơ lửng , amoni, phôtpho và vi khuẩn gây bệnh.
Một số thành phần ô nhiễm đặc trưng của nước thải nhà hàng, khách sạn trình bày trong bảng dưới:
TT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị |
1 |
pH |
- |
6-8 |
2 |
BOD5 |
mg/l |
200 - 400 |
3 |
COD |
mg/l |
250-500 |
4 |
TSS |
mg/l |
100-200 |
5 |
Amoni (tính theo N) |
mg/l |
40 - 60 |
6 |
Dẫu mỡ động, thực vật |
mg/l |
30 - 50 |
7 |
Tổng chất hoạt động bề mặt |
mg/l |
15 - 20 |
8 |
Photphat (tính theo P) |
mg/l |
10 - 20 |
9 |
Coliform |
MPN/100ml |
104 – 109 |
Yêu cầu nước thải sau hệ thống xử lý:
Nước thải sau hệ thống xử lý bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn xả thải quy định theo QCVN14:2008/BTNMT như sau:
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt của Bộ Tài nguyên môi trường- cột A hoặc cột B tùy loại nguồn tiếp nhận.
Cột A: Áp dụng khi thải vào các nguồn nước dùng cho mục đích cấp ước sinh hoạt .
Cột B - Áp dụng khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt .
Phương án công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả:
Với thành phần tính chất đặc trưng như trên, muốn xử lý đạt yêu cầu xả thải chúng tôi lựa chọn công nghệ MBBR với giá thể Bio-chip có diện tích bề mặt cực lớn (3000-4000 m2/m3) sản xuất bằng vật liệu PE nguyên chất theo công nghệ nano của Đức, đây là loại giá thể có bề mặt rất thích hợp cho vi sinh vật sinh trưởng và bám dính. Bio-chip có khả năng xử lý hoàn hảo với độ bền cao, chịu được tải lượng lớn. Công nghệ MBBR áp sử dụng giá thể Bio-chip mang lại nhiều lợi ích mà các hệ thống khác không có được như:
- Đơn giản trong thiết kế, lắp đặt và vận hành;
- Lượng bùn sinh ra rất ít;
- Khả năng xử lý BOD đầu ra đạt tới 20mg/l; amoni giảm còn dưới 5mg/l;
- Dễ dàng tăng công suất hệ thống mà không cần xây thêm bể xử lý;
- Chi phí đầu tư không cao, chi phí vận hành tối thiểu;
- Diện tích chiếm chỗ ít, tạo mỹ quan khu vực do toàn bộ hệ thống có thể được xây dựng ngầm, đảm bảo vệ sinh và yên tĩnh, mặt bằng phía trên có thể dùng cho mục đích khác (cây xanh, vườn hoa...)
- Dễ dàng khởi động lại hệ thống khi có sự cố hoặc khi ngừng cung cấp dinh dưỡng một thời gian dài;
Mô tả hệ thống xử lý:
Nước thải nhà vệ sinh từ các khu vực sẽ được tập trung về bể tự hoại, nước thải sau bể tự hoại được bơm về bể điều hòa;
- Nguồn nước thải giặt tẩy sẽ được thu gom vào các bể phản ứng để dùng hóa chất xử lý keo tụ và điều chỉnh pH khử xà phòng sau đó chảy vào ngăn lắng để loại bỏ cặn trước khi bơm về bể điều hòa;
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động của khách sạn được dẫn về bể tách mỡ, rác thải nhưu gỗ, giấy, nhựa...được giữ lại nhờ song chắn rác. Dầu mỡ được bẫy ở lại và thu vớt thủ công hoặc bơm hút đi xử lý riêng, nước thải sau đó chảy về bể điều hòa;
- Bể điều hòa có tác dụng thu gom nước thải, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất nhiễm bẩn trong nước thải. Từ bể điều hòa nước thải được bơm về cụm bể Anoxic để khử ni tơ + bể hiếu khí MBBR, tại đây quá trình phân hủy sinh học hiếu khí diễn ra khi được sục khí và kết quả là hàm lượng BOD giảm rất nhiều cùng với sự chuyển hóa amoni (NH+4) thành nitrate (NO-3). Trong suốt quá trình này nguồn nước thải có chứa nitrate được bơm tuần hoàn lại về bể anoxic và tại đây các vi sinh vật tùy nghi sẽ chuyển hoát nitrate thành ni tơ tự do thoát ra ngoài, từ đó hàm lượng ni tơ trong nước thải được xử lý triệt để.
Hai quá trình trong bể anoxic (denitrification) và bể aerobic hiếu khí (nitrification) được thể hiện như sau:
- Sau khi hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải được xử lý đáng kể trong các bể trên, nước thải tiếp tục được tự chảy về bể lắng. Tại bể lắng, ùn thải được lắng theo nguyên tắc cơ hộ, lượng bùn này được đưa về bể phân hủy bùn, một phần được tuần hoàn trở lại bể sinh học hiếu khí nhằm duy trì sinh khối ổn định trong bể;
- Nước thải sau khi qua bể lắng sẽ qua bể tiếp xúc khử trùng. Tại đây nước thải được châm thêm một lượng Chlorine với liều lượng tính toán theo tiêu chuẩn để khử trùng trước khi xả ra môi trường;
- Nước thải sau xử lý đạt mức B theo QCVN 14:2008/BTNMT.
Liên hệ:
CÔNG TY TNHH DTS QUỐC TẾ
Địa chỉ: Số 63/71, Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Hà Nội
Điện thoại: 0965.511.655 (Mrs.Lan - Trưởng phòng Kinh Doanh)
Email: phongkinhdoanhdtsquocte@gmail.com
Website: dtsquocte.vn / kiemsoatonhiem.com