Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Phân Đạm NPK

Công suất : 60 m3/ngày.đêm

Công nghệ xử lý : AO- MBBR

Chủ đầu tư : Công ty cổ phần XNK Quảng Bình 

ĐỊa chỉ : Số 23 - Lô 01 - Khu 97 Bạch Đằng - Hạ Lý - Hồng Bàng - Hải Phòng

Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Công ty CP XNK Quảng Bình nhằm mục đích thu gom và xử lý nước phục vụ trong sản xuất cũng như sinh hoạt của công nhân và cán bộ trong Công ty để đảm bảo tiêu chuẩn trước khi xả ra hệ thống thoát nước bên ngoài.

Thành phần và tính chất nước thải của nhà máy:
Nước thải của Nhà máy bao gồm:

- Dòng nước thải từ hoạt động sản xuất: bao gồm nước khử khoáng, nước dập bụi từ hệ thống xử lý khí thải.

- Dòng nước thải sinh hoạt: Thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ.

Nước thải từ hoạt động sản xuất chủ yếu là nước dập bụi từ hệ thống xử lý khí thải, với lượng thải trung bình 6 tháng đầy bể (khoảng 12m3).

Đặc trưng nước thải sản xuất 

Nước thải từ hoạt động sinh hoạt phát sinh từ các khu nhà vệ sinh tại khu văn phòng và khu vực nhà xưởng. Lực lượng lao động của nhà máy khi hoạt động cả 3 ca và cho 2 dây chuyền tối thiểu phải có 345 người.

Đặc trưng nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại

Ngoài ra, còn nguồn nước thải nhà máy  phát sinh từ khu vưc bếp ăn.

Sơ đồ công nghệ:

Thuyết minh công nghệ:
Nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt (sau khi đã được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại), nước thải khu vực nhà bếp, được thu gom bằng hệ thống đường ống và đưa đến trạm xử lý nước thải tập trung qua đường ống nhựa dẻo HDPE chảy vào hố bơm nước thải tại trạm xử lý.
Các công trình xử lý nước thải như sau:
Xử lý sơ bộ (xử lý cơ học và hóa lý) bao gồm:

- Nước thải sản xuất từ bể chứa nước dập bụi được bơm với lưu lượng nhỏ nước thải sinh hoạt, nước thải nhà bếp được thu gom về hố thu nước thải, tại đây lắp đặt song chắn rác thô khe hở 10mm nhằm loại bỏ rác và các thành phần gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành của bơm. Các dòng nước thải được hòa trộn ở đây rồi được bơm sang bể điều hòa có ngăn tách dầu mỡ. Tại bể này, các thành phần dầu mỡ nổi lên bề mặt bề được thu gom về thùng chứa, cặn lắng thô được lắng xuống đáy bể và xả vào bể thu bùn cặn, qua máy ép bùn đóng bánh mang đi tái sử dụng cho nguồn nguyên liệu đầu vào làm phân bón hoặc mang đi chôn lấp theo đúng quy định.

- Nước thải sau khi đi qua ngăn tách mỡ được chảy sang bể điều hòa, ở đây nước thải được điều hòa về mặt lưu lượng, cũng như chất lượng nước thải trước khi đi qua các công trình xử lý hóa lý và sinh học tiếp theo.

- Bể phản ứng kết hợp lắng lamen: đây là bước xử lý sơ bộ làm tiền đề trước khi xử lý bằng sinh học. Nước thải được điều chỉnh pH và khuấy trộn cùng hóa chất (PAC, Polyme, Kiềm) nhằm đạt hiệu quả lắng tốt nhất trước khi đưa vào bể lắng. Bể lắng có tác dụng lắng các cặn lơ lửng khó lắng để đảm bảo hàm lượng cặn lơ lửng SS sang các công trình xử lý sinh học <150mg/l. Việc thiết kế kết hợp bể keo tụ, phản ứng và lắng trong 1 module là một giải pháp hợp lý, giúp việc giảm chi phí xây dựng nhiều hạng mục riêng lẻ cũng như làm tăng hiệu quả của quá trình xử lý diễn ra. 

- Tháp khử Amoni: Nước thải sau khi qua thiết bị phản ứng kết hợp lắng Lamen được dẫn sang bể điều chỉnh pH nhằm nâng pH lên cao để nâng cao hiệu quả khử  amoni trong tháp. 

Xử lý sinh học triệt để bằng công nghệ AO-MBBR:

- Bể thiếu khí và hiếu khí được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-. Nồng độ bùn hoạt tính trong bể  dao động từ 1.000-3.000 mg MLSS/L. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn. Oxy (không khí) được cấp vào bể hiếu bằng các máy thổi khí (airblower) và hệ thống phân phối khí bằng đĩa thổi khí với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm.

- Nước sau cụm bể thiếu khí – hiếu khí tự chảy vào sang ngăn lắng. Bùn được giữ lại ở đáy ngăn lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể thiếu khí, một phần được đưa đến bể chứa bùn. Nước sau ngăn lắng chảy sang ngăn khử trùng để loại bỏ vi khuẩn trước khi được xả vào nguồn tiếp nhận. Bùn ở bể chứa bùn được lưu trữ trong khoảng thời gian nhất định, sau đó được bơm lên máy ép bùn để đóng bánh rồi được tái sử dụng hoặc thu gom mang đi xử lý theo quy định. 

- Nước thải sau khi được xử lý đảm bảo điều kiện xả ra môi trường theo cột B – QCVN 40:2011 – Quy chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp.

Các sản phẩm có sử dụng:

- Xây dựng 01 modul xử lý nước thải có công suất Q = 60m3/ngày bao gồm: Bồn Composite công nghệ AO-MBBR 5 ngăn; bể phản ứng kết hợp lắng Lamen bằng inox; bể thu gom và bể điều hòa được xây dựng bằng bê tông cốt thép…

- Nhà điều khiển được xây dựng mới. Máy thổi khí và hệ thống hóa chất nằm trong nhà điều khiển đặt ngay trên cụm xử lý hóa lý.

- Đường ống bơm nước, thu bùn tuần hoàn và bùn về bể nén bùn dùng ống inox và ống dẫn hóa chất sử dụng ống Upvc, ống cấp nước sạch dùng ống PPR hoặc inox. Ống dưới nước, dưới mặt bể sử dụng ống PVC. 

- Hệ thống tủ điều khiển lắp đặt trong nhà điều khiển.       

           

Liên hệ:
CÔNG TY TNHH DTS QUỐC TẾ 
Địa chỉ: Số 63/71, Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Hà Nội
Điện thoại: 0965.511.655 (Mrs.Lan - Trưởng phòng Kinh Doanh)      
Email: phongkinhdoanhdtsquocte@gmail.com       
Website: dtsquocte.vn / kiemsoatonhiem.com

 

zalo