TCVN 6914:2001 – Tiêu chuẩn tủ hút khí độc do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam phát hành. Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu kỹ thuật cần thiết cho việc thiết kế, sản xuất và sử dụng tủ hút khí độc.
Tiêu chuẩn này đặt ra các quy định và hướng dẫn về cấu tạo, vật liệu, hệ thống thông gió, an toàn cho người sử dụng và các yêu cầu khác liên quan đến tủ hút khí độc. Mục đích chính của tiêu chuẩn này là đảm bảo rằng tủ hút khí độc được thiết kế và sử dụng một cách an toàn và hiệu quả trong các môi trường như phòng thí nghiệm, nghiên cứu hóa chất và các lĩnh vực khác.
Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tủ hút khí độc giảm thiểu hay hạn chế sự khí độc thoát ra khu vực làm việc, đặc biệt tại các phòng xét nghiệm và nghiên cứu hoá chất. Tuy nhiên tiêu chuẩn này không có hiệu lực với các tủ hút khí độc có tích hợp màng lọc.
Hình dáng tủ hút khí độc
Bộ phận, cấu tạo tủ hút khí độc
Hình dưới mô tả cấu tạo của tủ hút khí độc cơ bản
Kích thước tủ hút khí độc
Thông số
|
Loại đơn
|
Loại đôi
|
Kích thước ngoài:
Chiều rộng
Chiều sâu
Chiều cao
Khoang làm việc:
Chiều rộng
Chiều sâu
Chiều cao
Khoang đựng dụng cụ
Chiều rộng
Chiều sâu
Chiều cao
|
650
700
1 800
600
650
950
600
400
600
|
1200
700
1800
1150
650
1000
1150
400
600
|
Vật liệu cấu tạo
Các thành phần của tủ hút khí độc phải được làm bằng các vật liệu đáp ứng đúng kỹ thuật:
- Khung tủ và tấm ngăn phải được làm bằng thép không gỉ để đảm bảo tính bền vững và chịu được ăn mòn hoá chất
- Cửa ngăn phải được làm bằng kính cường lực 5mm để đảm bảo tính an toàn và quan sát phản ứng hoá chất trong tủ
- Mặt làm việc phải làm bằng vật liệu chống chịu hoá chất. Cụ thể là thấm phenolic chuyên dụng.
- Ổng thoát khí được làm bằng nhựa PVC để đảm bảo khả năng chống ăn mòn, chịu được tác động của khí độc.
Yêu cầu về kỹ thuật
- Tủ hút khí độc sử dụng nguồn điện xoay chiều 220V / 50Hz
- Quạt hút lưu lượng hút bằng hoặc lớn hơn 12m3/ phút
- Tốc độ dòng khí trong khoảng 0,35m/s đến 0,6m/s
- Cường độ sáng trong khoang làm việc không nhỏ hơn (10 000 ÷ 200) Lux.
- An toàn điện theo yêu cầu IEC 601-1-1:1992
Phương pháp thử
Trước khi tiến hành kiểm tra, tủ hút khí độc phải được lắp ráp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Tiến hành kiểm tra hình dáng và kích thước cơ bản của tủ hút khí độc bằng mắt thường và các dụng cụ đo thông dụng.
- Thực hiện kiểm tra nguồn điện bằng cách sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng.
- Tiến hành thử nghiệm lưu lượng khí theo tiêu chuẩn TCVN 4265:1994.
- Thử nghiệm tốc độ khí sử dụng đồng hồ đo tốc độ khí có độ nhạy cao, trong dải đo từ 0 đến 1,0 m/s. Đặt máy đo tại cửa làm việc ở ba vị trí khác nhau (bên trái, giữa, bên phải). Kết quả là giá trị trung bình của ba điểm đo.
- Tiến hành thử nghiệm độ ồn bằng cách sử dụng máy đo độ ồn. Đặt máy đo ở bên trong phòng, cách tủ hút khí độc 1 mét. Tiến hành đo tại ba điểm (mặt trước, bên phải và bên trái).
- Thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu an toàn điện theo tiêu chuẩn IEC 601-1-1:1992.
Đóng gói, ghi nhãn và vận chuyển
- Để đảm bảo an toàn khỏi va đập, tủ hút khí độc được bao bọc trong thùng ván ép và bên trong được lót vật liệu xốp.
- Mỗi tủ hút khí độc trong quá trình đóng gói phải có nhãn và chứa các thông tin sau:
- Tên sản phẩm;
- Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất;
- Số sổ đăng ký sản phẩm;
- Số lô sản xuất;
- Các thông số cơ bản như kích thước, điện áp, công suất điện, lưu lượng khí, và các thông số khác;
- Ngày, tháng, năm sản xuất
- Tiêu chuẩn áp dụng;
- Hướng dẫn bảo quản như tránh tiếp xúc với nước, va đập…
– Trong quá trình vận chuyển, cần tránh va đập và bảo vệ khỏi thời tiết nắng mưa.
– Tủ hút khí độc cần được lưu trữ ở nơi khô ráo, không bị rung, tránh bụi và xa tầm tác động của các hóa chất và các chất có khả năng ăn mòn.