TỔNG HỢP TIÊU CHUẨN PCCC - Kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường

1. Công trình: Kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường

2. Địa điểm xây dựng:

3. Chủ đầu tư:

4. Cơ quan thiết kế:

5. Cán bộ thẩm duyệt:

6. Quy định của pháp luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, ngày 24/11/2020 của Chính phủ;

- Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đầu tư công;

- Thông tư số 147/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;

- QCVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn cháy cho nhà và công trình;

- QCVN 13:2018/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về gara ô tô;

- QCVN 17:2018/BXD: Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời;

- TCVN 3890:2009: Phương tiện PCCC cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng;

- TCVN 7336:2021: Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy bằng nước, bọt - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt;

- TCVN 5738:2021: Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

- TCVN 13333:2021: Hệ thống chữa cháy bằng Sol-khí - Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, kiểm tra và bảo dưỡng;

- TCVN 13456:2022: Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt;

- TCVN 4513:1988: Cấp nước bên trong - Yêu cầu thiết kế;

- TCVN 5687:2010: Thông gió, điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 7568-14:2005: Hệ thống báo cháy - Phần 14: Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong nhà và xung quanh tòa nhà;

- TCVN 7161-1:2022: Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 1: Yêu cầu chung;

- TCVN 7161-9:2009 (ISO 14520-9:2006): Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 9: Khí chữa cháy HFC-227ea;

- TCVN 7161-13:2009 (ISO 14520-13:2005): Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 13: Khí chữa cháy IG-100;

- TCVN 5740:2009: Phương tiện phòng cháy chữa cháy - Vòi đẩy chữa cháy - Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su;

- TCVN 6396-72:2010 EN 81-72:2003: Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng - Phần 72: Thang máy chữa cháy;

- TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật;

- TCVN 7435-1:2004 - ISO 11602-1:2000: Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 1: Lựa chọn và bố trí.

* Lưu ý: Chỉ thống kê tên các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần áp dụng để thiết kế phù hợp với tính chất, quy mô của công trình. Đối với các tiêu chuẩn quy chuẩn không sử dụng để thiết kế thì xóa khỏi Phần 6.

7. Quy mô, sự phù hợp của các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng để thiết kế và danh mục bản vẽ

7.1 Quy mô của công trình: Cần mô tả chi tiết quy mô của công trình

7.2. Sự phù hợp của tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng để thiết kế: Cần so sánh sự phù hợp giữa các tiêu chuẩn, quy chuẩn Chủ đầu tư nêu tại thuyết minh, bản vẽ thiết kế có phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về PCCC hay không. Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài về hệ thống PCCC phải thực hiện việc chấp thuận theo quy định tại khoản 5, Điều 8 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013; trường hợp sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài khác về xây dựng thì thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ..

Kết luận: Đã bảo đảm hay chưa.

7.3. Danh mục thuyết minh, bản vẽ: Thống kê chi tiết danh mục bản vẽ thiết kế chủ đầu tư gửi kèm.

- Thuyết minh: … quyển;

- Bản vẽ kiến trúc: ……………………;

- Bản vẽ báo cháy: ……………………;

- Bản vẽ chữa cháy, trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu: ……………………;

- Bản vẽ phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn: ……………………;

- Bản vẽ hệ thống chống tụ khói: ……………………;

- Bản vẽ hệ thống điện cấp cho PCCC: ……………………;

- Bản vẽ trang bị dụng cụ phá dỡ thô sơ và dụng cụ chữa cháy thông thường: ……………………

Kết luận: Đã bảo đảm đầy đủ để đối chiếu hay chưa. Trường hợp còn thiếu cần kiến nghị bổ sung bản vẽ thiết kế.

TT

Nội dung

Thiết kế

Quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn

Khoản, Điều

Kết luận

1

Xác định chiều cao an toàn PCCC, số tầng, nhóm nhà, hạng nguy hiểm cháy nổ để áp dụng quy định về PCCC

 

 

 

 

 

Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt, phân cấp thẩm duyệt

Lưu ý: Nêu các thông tin cần thiết của công trình (số tầng, chiều cao PCCC, khối tích,...) để xác định đối tượng và phân cấp thẩm duyệt

+ Trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên thuộc diện thẩm duyệt theo Phụ lục V NĐ 136/2020/NĐ-CP

+ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đầu tư công…

+ Phân cấp thẩm duyệt của dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới

Phụ lục V,

Khoản 12, Điều 13

Nghị định số 136/2020/NĐ-CP

Nghị định số 40/2020/NĐ-CP

 

 

-

Số tầng

Xác định số tầng trên mặt đất, số tầng hầm, tầng nửa/bán hầm của cả công trình

Số tầng của tòa nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng bán/nửa hầm, không bao gồm tầng áp mái.

CHÚ THÍCH: Tầng tum không tính vào số tầng nhà của công trình khi chỉ có chức năng sử dụng để bao che lồng cầu thang bộ/giếng thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình (nếu có), có diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái.

 

Số tầng tòa nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng lửng, tầng tum) và tầng nửa hầm. Một số trường hợp tầng tum và tầng lửng không tính vào số tầng cao:

- Tầng tum không tính vào số tầng cao của công trình khi diện tích mái tum không vượt quá 30 % diện tích sàn mái, có chức năng sử dụng làm tum thang, kỹ thuật.

- Nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác: Tầng lửng có diện tích sàn không vượt quá 65 % diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới và chỉ cho phép có một tầng lửng không tính vào số tầng cao của nhà.

- Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp: Duy nhất 01 tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình khi tầng lửng chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật (ví dụ: sàn kỹ thuật đáy bể bơi, sàn đặt máy phát điện, hoặc các thiết bị công trình khác), có diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10 % diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới và không vượt quá 300 m2.

- Các công trình khác: Tầng lửng chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật, có diện tích sàn không vượt quá 10 % diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới.

 Đ 1.4.50 QCVN

06:2022/BXD

 

 

 

 

 

Phụ lục II

Thông tư số 06/2021/TT-BXD

 

 

 

-

Chiều cao PCCC

 

* Chiều cao PCCC của nhà (không tính tầng kỹ thuật trên cùng) được xác định như sau:

- Bằng khoảng cách lớn nhất tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép dưới của lỗ cửa (cửa sổ) mở trên tường ngoài của tầng trên cùng;

- Bằng một nửa tổng khoảng cách tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mặt sàn và đến trần của tầng trên cùng – khi không có lỗ cửa (cửa sổ).

CHÚ THÍCH 1: Khi mái nhà được khai thác sử dụng thì chiều cao PCCC của nhà được xác định bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên tường bao của mái.

CHÚ THÍCH 2: Khi xác định chiều cao PCCC thì mái nhà không được tính là có khai thác sử dụng nếu con người không có mặt thường xuyên trên mái. (Mái nhà có sự có mặt thường xuyên của con người (không ít hơn 2 giờ liên tục hoặc tổng thời gian không ít hơn 6 giờ trong vòng một ngày đêm)

CHÚ THÍCH 3: Khi có ban công (lô gia) hoặc kết cấu bao che (lan can) cửa sổ thì chiều cao PCCC được tính bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên của kết cấu bao che (lan can).

 

* Mái có khai thác sử dụng: Mái nhà có sự có mặt thường xuyên của con người (không ít hơn 2 giờ liên tục hoặc tổng thời gian không ít hơn 6 giờ trong vòng một ngày đêm).

Đ 1.4.9 QCVN

06:2022/BXD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đ 1.4.37 QCVN

06:2022/BXD

 

-

Phân loại nhóm nhà

 

Bảng 6: F2.1: Vũ trường, quán bar, phòng hát, nhà kinh doanh karaoke

 

Nhà hỗn hợp: Nhà có nhiều công năng sử dụng khác nhau (ví dụ: một nhà được thiết kế sử dụng làm văn phòng, dịch vụ thương mại, hoạt động công cộng và có thể có các phòng ở).

CHÚ THÍCH: Nhà hỗn hợp phải áp dụng các quy định về an toàn cháy đối với nhà hỗn hợp khi diện tích sàn xây dựng dùng cho mỗi công năng của nhà không vượt quá 70 % tổng diện tích sàn xây dựng của nhà (không bao gồm các diện tích sàn dùng cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, gian lánh nạn và đỗ xe)

Đ 2.5.5.1 QCVN 06:2022/BXD

 

Đ 1.4.41 QCVN

06:2022/BXD

 

2

Bậc chịu lửa

 

Bậc chịu lửa của nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải phù hợp với các quy định tại quy chuẩn này và tối thiểu là bậc IV

Đ A.4.1 QCVN 06:2022/BXD

 

2.1

Bộ phận chịu lực của nhà

 

Bậc I: R 120

Bậc II: R 90

Bậc III: R 45

Bậc IV: R 15

Bảng 4 QCVN 06:2022/BXD

 

2.2

Tường ngoài không chịu lực

 

Bậc I: E 30

Bậc II: E 15

Bậc III: E 15

Bậc IV: E 15

Bảng 4 QCVN 06:2022/BXD

 

2.3

Sàn giữa các tầng

 

Bậc I: REI 60

Bậc II: REI 45

Bậc III: REI 45

Bậc IV: REI 15

Bảng 4 QCVN 06:2022/BXD

 

2.4

Tường buồng thang bộ trong nhà

 

Bậc I: REI 120

Bậc II: REI 90

Bậc III: REI 60

Bậc IV: REI 45

Bảng 4 QCVN 06:2022/BXD

 

2.5

Bản thang và chiếu thang

 

Bậc I: R 60

Bậc II: R 60

Bậc III: R 45

Bậc IV: R 15

Bảng 4 QCVN 06:2022/BXD

 

2.6

Mái

 

Bậc I: RE 30

Bậc II: RE 15

Bậc III: RE 15

Bậc IV: RE 15

Bảng 4 QCVN 06:2022/BXD

 

2.7

Sự phù hợp của quy mô với bậc chịu lửa của nhà

 

- Nhà có BCL I, cấp S0, chiều cao lớn nhất 50 m, không hạn chế sức chứa của gian phòng hoặc công trình;

- Nhà có BCL II, cấp S0, chiều cao lớn nhất 09 m, số tầng tối đa 03 tầng, sức chứa của gian phòng hoặc công trình không quá 800 người;

- Nhà có BCL II, cấp S1, chiều cao lớn nhất 06 m, số tầng tối đa 02 tầng, sức chứa của gian phòng hoặc công trình không quá 600 người;

- Nhà có BCL III, cấp S0, chiều cao lớn nhất 03 m, số tầng tối đa 01 tầng, sức chứa của gian phòng hoặc công trình không quá 400 người;

- Nhà có BCL IV, V, cấp S0, S2, S3, chiều cao lớn nhất 03 m, số tầng tối đa 01 tầng, sức chứa của gian phòng hoặc công trình không quá 300 người.

CHÚ THÍCH 1: Trong các nhà nhóm F2.1 chiều cao lớn nhất được phép bố trí gian phòng, được xác định bởi cao độ của tầng tại vị trí hàng ghế đầu tiên, không được vượt quá 9 m đối với các gian có sức chứa trên 600 chỗ. Trong các nhà có bậc chịu lửa I và cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0 cho phép bố trí các gian có sức chứa đến 300 chỗ ở chiều cao lớn hơn 28 m

Bảng H.7 QCVN

06:2022/BXD

 

 

3

Khoảng cách an toàn PCCC

 

 

 

 

3.1

Giữa các công trình

 

 

Bậc chịu lửa
của nhà thứ nhất

Cấp nguy
hiểm cháy kết
cấu của nhà
thứ nhất

Khoảng cách phòng cháy chống cháy tối thiểu, m, đến nhà ở và nhà công cộng thứ hai với bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu

I, II, III
S0

II, III
S1

IV
S0, S1

IV, V
S2, S3

1. Nhà ở và nhà công cộng

I, II, III

S0

6

8

8

10

II, III

S1

8

10

10

12

IV

S0, S1

8

10

10

12

IV, V

S2, S3

10

12

12

15

2. Nhà sản xuất và nhà kho

I, II, III

S0

10

12

12

12

II, III

S1

12

12

12

12

IV

S0, S1

12

12

12

15

IV, V

S2, S3

15

15

15

18

Khoảng cách từ gara để hở

a) Tới các nhà và công trình sản xuất:

- Có bậc chịu lửa bậc I, II, và III thuộc cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà S0:

+ từ phía các tường không có lỗ cửa - không qui định;

+ từ phía các tường có lỗ cửa - không nhỏ hơn 9m.

- Có bậc chịu lửa bậc IV thuộc cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà S0 và S1:

+ từ phía các tường không có lỗ cửa - không nhỏ hơn 6 m;

+ từ phía các tường có lỗ cửa - không nhỏ hơn 12m.

- Có bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy khác (QCVN 06:2022) - không nhỏ hơn 15 m.

b) Tới các nhà hành chính và dịch vụ của các xí nghiệp:

- Có bậc chịu lửa bậc I, II và III thuộc cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà S0 -không nhỏ hơn 9 m;

- Có bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy khác - không nhỏ hơn 15 m;

- Không quy định khoảng cách từ các bãi giữ ô-tô đến các nhà và công trình có bậc chịu lửa I, II thuộc cấp S0 trong khu vực của các trạm dịch vụ kỹ thuật cho xe con dưới 15 chỗ từ phía các tường không có lỗ cửa.

Bảng E1 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đ 2.1.8 QCVN 13:2018/BXD

 

3.2

Xác định diện tích lỗ mở không được bảo vệ chống cháy của tường ngoài và giới hạn chịu lửa tương ứng của phần tường ngoài phải bảo vệ chống cháy

Lưu ý:

- Điều E.3 quy định về khoảng cách theo đường ranh giới khu đất để xác định tỉ lệ diện tích tường ngoài không được bảo vệ chống cháy và giới hạn chịu lửa của tường ngoài theo nguyên tắc:

+ Nếu xác định được nhà, công trình lân cận có sẵn thì xác định khoảng cách theo nhà, công trình đó;

+ Nếu lân cận là bãi đất trống thì xác định khoảng cách theo đường ranh giới của khu đất xây dựng.

 

- Điều E.3.2 quy định về cách xác định khoảng cách theo đường ranh giới tới khu đất liền kề hoặc tới đường trung tuyến của đường giao thông tiếp giáp, hoặc tới một đường quy ước giữa tường ngoài của các nhà liền kề trong cùng một khu đất.

 

- Khi tuân thủ Điều 4.32, 4.33 thì căn cứ vào khoảng cách đến đường ranh giới khu đất để xác định giới hạn chịu lửa của tường ngoài theo Bảng E.3 và xác định tỉ lệ tổng diện tích lớn nhất của các lỗ mở không được bảo vệ chống cháy so với tổng diện tích bề mặt tường đối diện với đường ranh giới theo Bảng E.4a và E.4b

Bảng E3, E.4a, E.4b

Phụ lục E QCVN 06:2022/BXD

 

4

Đường giao thông cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy

 

 

 

 

4.1

Đường cho xe chữa cháy

 

 

 

 

-

Nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m

 

Phải có đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến điểm bất kỳ trên hình chiếu bằng của nhà không lớn hơn 60 m

Đ 6.2.2.1 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Đối với tầng hầm

 

Phải có đường cho xe chữa cháy nằm trong phạm vi 18 m tính từ lối vào trên mặt đất của tất cả các khoang đệm của thang máy chữa cháy hoặc của buồng thang bộ thoát nạn có bố trí họng chờ cấp nước DN 65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp (của hệ thống ống khô)

Đ 6.2.2.4 QCVN 06:2022/BXD

 

 

-

Chiều rộng

 

Không được nhỏ hơn 3,5 m

Đ 6.2.1.1 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Chiều cao

 

Chỉ cho phép có các kết cấu chặn phía trên đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy nếu đảm bảo tất cả những yêu cầu sau:

- Chiều cao thông thủy để các phương tiện chữa cháy đi qua không được nhỏ hơn 4,5 m;

- Kích thước của kết cấu chặn phía trên (đo dọc theo chiều dài của đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy) không được lớn hơn 10 m;

- Nếu có từ hai kết cấu chặn phía trên bắc ngang qua đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy thì khoảng thông giữa những kết cấu này không được nhỏ hơn 20 m;

- Chiều dài của đoạn cuối của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đố xe chữa cháy không bị chặn bởi các kết cấu chặn phía trên không được nhỏ hơn 20 m; và

- Chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy không được tính đến những đoạn có kết cấu chặn phía trên.

Đ 6.2.1.3 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Tải trọng nền đường

 

Mặt đường phải đảm bảo chịu được tải trọng của xe chữa cháy theo yêu cầu thiết kế và phù hợp với chủng loại phương tiện của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH nơi xây dựng công trình

Đ 6.2.9 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Đường cụt

 

Đường cụt lớn hơn 46 m thì ở cuối đoạn cụt phải có bãi quay xe

Đ 6.2.5 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Đảm bảo thông thoáng

 

Đường cho xe chữa cháy phải bảo đảm thông thoáng tại mọi thời điểm

Đ 6.2.7 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Bãi quay xe

 

Thiết kế bãi quay xe phải tuân theo một trong các quy định sau:

- Hình tam giác đều có cạnh không nhỏ hơn 7 m, một đỉnh nằm ở đường cụt, hai đỉnh nằm cân đối ở hai bên đường

- Hình vuông có cạnh không nhỏ hơn 12 m.

- Hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 10 m.

- Hình chữ nhật vuông góc với đường cụt, cân đối về hai phía của đường, có kích thước không nhỏ hơn 5 m x 20 m

CHÚ THÍCH: Những quy định trên là ngưỡng tối thiểu, cơ quan quản lý về PCCC và CNCH có thể đưa ra các quy định cụ thể căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của phương tiện chữa cháy ở mỗi địa phương

Đ 6.4 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

 

 

 

 

-

Đoạn tránh xe

 

Đối với đường giao thông nhỏ hẹp chỉ đủ cho 1 làn xe chạy thì cứ ít nhất 100 m phải thiết kế một đoạn đường mở rộng có chiều dài tối thiểu 8 m và chiều rộng tối thiểu 7 m để xe chữa cháy và các loại xe khác có thể tránh nhau dễ dàng

Đ 6.5 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Độ dốc

 

Không được quá 1:8,3

Đ 6.2.4 QCVN 06:2022/BXD

 

4.2

Bãi đỗ xe chữa cháy

 

 

 

 

4.2.1

Yêu cầu thiết kế

 

 

 

 

-

Nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m

 

Không yêu cầu có bãi đỗ xe chữa cháy

Đ 6.2.2.1 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Đối với nhà hoặc phần nhà F2 cao hơn 15 m

 

Tại mỗi vị trí có lối vào từ trên cao phải bố trí một bãi đỗ xe chữa cháy để tiếp cận trực tiếp đến các tấm cửa của lối vào từ trên cao

 

Đường giao thông công cộng có thể được sử dụng làm bãi đỗ xe chữa cháy, nếu vị trí của đường đó phù hợp với các quy định về khoảng cách đến lối vào từ trên cao

Đ 6.2.2.3 QCVN 06:2022/BXD

 

 

Đ 6.2.6 QCVN 06:2022/BXD

 

4.2.2

Yêu cầu kỹ thuật

 

 

 

 

-

Kích thước

 

Bảng 14 và Bảng 15

Bãi đỗ

Chiều cao nhà

≤ 15

> 15 và ≤ 28 (1)

>28

- Chiều rộng

Không y/c

≥6

≥6

- Chiều dài

Diện tích sàn cho phép tiếp cận, m2

Chiều dài bãi đỗ, tính theo chu vi nhà (m)

Nhà không có Sprinkler

Nhà có Sprinkler

≤ 2 000

1/6 chu vi và không nhỏ hơn 15 m

> 2 000 và ≤ 4 000

1/4 chu vi

1/6 chu vi và không nhỏ hơn 15 m

> 4 000 và ≤ 8 000

1/2 chu vi

1/4 chu vi

> 8 000 và

≤ 16 000

3/4 chu vi

1/2 chu vi

> 16 000 và

 ≤ 32 000

Bao quanh mặt nhà

3/4 chu vi

> 32 000

Bao quanh mặt nhà

 

1) Không yêu cầu có bãi đỗ xe chữa cháy đối với nhà có số người sử dụng trên mỗi tầng, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), không vượt quá 50 người và khoảng cách từ đường cho xe chữa cháy đến họng tiếp nước vào nhà không được lớn hơn 18 m.

 

Diện tích sàn cho phép tiếp cận tính bằng diện tích của tầng có giá trị diện tích sàn cho phép tiếp cận lớn nhất. Đối với trường hợp nhà có sàn thông tầng, diện tích sàn cho phép tiếp cận lớn nhất được tính như sau:

a) Đối với nhà có các sàn thông tầng, bao gồm cả các tầng hầm thông với các tầng trên mặt đất thì diện tích sàn cho phép tiếp cận lấy bằng diện tích cộng dồn các giá trị diện tích sàn cho phép tiếp cận của tất cả các sàn thông tầng;

b) Đối với các nhà có từ hai nhóm sàn thông tầng trở lên thì diện tích sàn cho phép tiếp cận phải lấy bằng giá trị cộng dồn của nhóm sàn thông tầng có diện tích lớn nhất

Đ 6.2.1.2 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đ 6.2.2.3 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

 

-

Tải trọng

 

Phải đảm bảo chịu được tải trọng của xe chữa cháy theo yêu cầu thiết kế và phù hợp với chủng loại phương tiện của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH nơi xây dựng công trình

Đ 6.2.9 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Phần cụt

 

Phần cụt của bãi đỗ lớn hơn 46 m thì ở cuối đoạn cụt phải có bãi quay xe

Đ 6.2.5 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Đảm bảo thông thoáng

 

Khoảng không giữa bãi đỗ xe chữa cháy và lối vào từ trên cao phải đảm bảo không bị cản trở bởi cây xanh hoặc các vật thể cố định khác

Đ 6.2.7 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Bãi quay xe

 

Thiết kế bãi quay xe phải tuân theo một trong các quy định sau:

- Hình tam giác đều có cạnh không nhỏ hơn 7 m, một đỉnh nằm ở đường cụt, hai đỉnh nằm cân đối ở hai bên đường

- Hình vuông có cạnh không nhỏ hơn 12 m.

- Hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 10 m.

- Hình chữ nhật vuông góc với đường cụt, cân đối về hai phía của đường, có kích thước không nhỏ hơn 5 m x 20 m

Đ 6.4 QCVN 06:2021/BXD

 

 

 

 

 

 

 

-

Độ dốc

 

Bề mặt của bãi đỗ xe chữa cháy phải ngang bằng. Nếu nằm trên một mặt nghiêng thì độ dốc không được quá 1:15

Đ 6.2.4 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Khoảng cách tới nhà

 

Khoảng cách đo theo phương nằm ngang từ mép gần nhà hơn của bãi đỗ đến điểm giữa của lối vào từ trên cao không gần hơn 2 m và không xa quá 10 m

Đ 6.2.3 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Đánh dấu vị trí đỗ xe

 

- Phải đánh dấu tất cả các góc của bãi đỗ xe chữa cháy và đường cho xe chữa cháy ngoại trừ những đường giao thông công cộng được sử dụng làm bãi đỗ xe chữa cháy hoặc đường cho xe chữa cháy. Việc đánh dấu phải được thực hiện bằng các dải sơn phản quang, đảm bảo có thể nhìn thấy được vào buổi tối và phải bố trí ở cả hai phía của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy với khoảng cách không quá 5 m

- Tại các điểm đầu và điểm cuối của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy phải có biển báo nền trắng, chữ đỏ với chiều cao chữ không nhỏ hơn 50 mm. Chiều cao từ mặt đất đến điểm thấp nhất của biển báo phải nằm trong khoảng 1,0 m đến 1,5 m. Biển báo phải đảm bảo nhìn thấy được vào buổi tối và không được bố trí cách đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy quá 3 m. Tất cả các phần của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy không được cách biển báo gần nhất quá 15 m.

Đ 6.2.8 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Tải trọng

 

Bãi đỗ phải đảm bảo chịu được tải trọng của xe chữa cháy theo yêu cầu thiết kế và phù hợp với chủng loại phương tiện của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH nơi xây dựng công trình

Đ 6.2.9 QCVN 06:2022/BXD

 

4.3

Lối vào từ trên cao để phục vụ chữa cháy và cứu nạn

 

 

 

 

4.3.1

Yêu cầu thiết kế

 

Dọc theo tường ngoài của nhà, tại các vị trí đối diện với bãi đỗ xe chữa cháy phải bố trí các lối xuyên qua tường ngoài vào bên trong nhà từ trên cao (lối vào từ trên cao) phù hợp với quy định tại 6.3 để triển khai các hoạt động chữa cháy và cứu nạn

Đ 6.2.1.4 QCVN 06:2022/BXD

 

4.3.2

Yêu cầu kỹ thuật

 

 

 

 

-

Đặc điểm

 

- Có thể là các lỗ thông trên tường ngoài, cửa sổ, cửa ban công, các tấm tường lắp kính và các tấm cửa có thể mở được từ bên trong và bên ngoài.

- Không được bố trí đồ đạc hoặc bất kì vật nào có thể gây cản trở trong phạm vi 1 m của phần sàn bên trong nhà tính từ các lối vào từ trên cao.

 

- Bố trí đối diện với một không gian sử dụng. Không được bố trí ở phòng kho hoặc phòng máy, buồng thang bộ thoát nạn, sảnh không nhiễm khói, sảnh thang máy chữa cháy hoặc không gian chỉ dẫn đến một điểm cụt.

 

- Mặt ngoài của các tấm cửa của lối vào từ trên cao phải được đánh dấu bằng dấu tam giác đều mầu đỏ hoặc mầu vàng có cạnh không nhỏ hơn 150 mm, đỉnh tam giác có thể hướng lên hoặc hướng xuống. Ở mặt trong phải có dòng chữ “LỐI VÀO TỪ TRÊN CAO - KHÔNG ĐƯỢC GÂY CẢN TRỞ” với chiều cao chữ không nhỏ hơn 25 mm

Đ 6.3.1 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

 

 

Đ 6.3.2 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

Đ 6.3.3 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Kích thước

 

Rộng không nhỏ hơn 850 mm,

Cao không nhỏ hơn 1.000 mm,

Mép dưới của lối vào cách mặt sàn phía trong không lớn hơn 1.100 mm và mép trên cách mặt sàn phía trong không nhỏ hơn 1.800 m

Đ 6.3.4 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Số lượng

 

Đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 15 m đến 50 m, phải có lối vào từ trên cao ở tất cả các tầng trừ tầng 1 và phải nằm đối diện với bãi đỗ xe chữa cháy

 

Cứ mỗi đoạn đủ hoặc không đủ 20 m chiều dài bãi đỗ xe chữa cháy phải có 01 vị trí lối vào từ trên cao

Đ 6.3.4 QCVN 06:2022/BXD

 

 

Đ 6.3.5 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Khoảng cách

 

Phải được bố trí cách xa nhau, dọc trên cạnh của nhà. Khoảng cách xa nhất đo dọc theo tường ngoài giữa tâm của hai lối vào từ trên cao liên tiếp nhau được phục vụ bởi một bãi đỗ xe chữa cháy không được quá 20 m.

Lối vào từ trên cao phải được phân bố đảm bảo để ít nhất phải có 1 lối vào từ trên cao trên mỗi đoạn 20 m chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy

Đ 6.3.5 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

 

 

 

5

Bố trí công năng

 

 

 

 

5.1

Trong tầng hầm, tầng nửa hầm

Lưu ý:

- Điều 4.8 không áp dụng đối với nhà công cộng

- Nếu gian phòng được quy định tại điều 2.5.5.2 của QCVN 06:2022/BXD thuộc nhóm A, B thì không được bố trí tại tầng hầm, tầng nửa hầm

- Trong các nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, chỉ được phép bố trí phòng hút thuốc, các siêu thị và trung tâm thương mại, quán ăn, quán giải khát và các gian phòng công cộng khác nằm sâu hơn tầng hầm 1 khi có các giải pháp bảo đảm an toàn cháy bổ sung theo tài liệu chuẩn được áp dụng và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại 1.1.

 

-  Trong các tầng hầm và tầng nửa hầm, không cho phép bố trí các gian phòng có hạng A và B, trừ các trường hợp được quy định riêng.

 

- Gara ô-tô ngầm không quá 5 tầng ngầm (ngoại trừ các ga ra ô-tô cơ khí)

 

- Trong các gara ô-tô cho phép bố trí: các phòng làm việc dành cho nhân viên phục vụ và trực ban (các trạm kiểm tra và bán vé, điều độ, bảo vệ), các phòng chức năng kỹ thuật (để bố trí các thiết bị kỹ thuật), các khu vệ sinh, kho hành lý của khách hàng, các phòng dành cho người khuyết tật, cũng như các trạm điện thoại công cộng và các thang máy chở người.

 

- Cho phép bố trí bên trong tầng hầm 1 hoặc tầng bán hầm khi tổng diện tích không lớn hơn 300 m2 và có ít nhất 02 lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài nhà

Đ 3.1.7 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

 

 

Đ 4.8 QCVN 06:2022/BXD

 

 

Đ 2.2.1.1 QCVN 13:2018/BXD

 

Đ 2.2.1.3 QCVN 13:2018/BXD

 

 

 

 

 

Điều 6 Thông tư số 147/2020/TT-BCA

 

5.2

Tầng nổi

 

Trong các nhà nhóm F2.1 chiều cao lớn nhất được phép bố trí gian phòng, được xác định bởi cao độ của tầng tại vị trí hàng ghế đầu tiên, không được vượt quá 9 m đối với các gian có sức chứa trên 600 chỗ. Trong các nhà có bậc chịu lửa I và cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0 cho phép bố trí các gian có sức chứa đến 300 chỗ ở chiều cao lớn hơn 28 m

Bảng H.7 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

5.3

Phòng trực điều khiển chống cháy

 

 

 

 

-

Yêu cầu thiết kế

 

Nhà ở và công trình công cộng cao trên 10 tầng; nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm; công trình công cộng tập trung đông người (vũ trường, các quán karaoke mà phải bố trí từ 2 lối ra thoát nạn trở lên theo A.4, với số người trên mỗi tầng, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), vượt quá 50 người) phải có phòng trực điều khiển chống cháy

Đ A.4.6 QCVN 06:2022/BXD

Đ 6.17.1 QCVN

06:2022/BXD

 

-

Yêu cầu kỹ thuật

 

Phòng trực điều khiển chống cháy phải:

- Có diện tích không nhỏ hơn 6 m2.

- Có hai lối ra vào: một lối thông với không gian trống ngoài nhà và một lối thông với hành lang chính để thoát nạn.

- Được ngăn cách với các phần khác của nhà bằng các bộ phận ngăn cháy loại 1.

- Có lắp đặt các thiết bị thông tin và đầu mối của hệ thống báo cháy liên hệ với tất cả các khu vực của ngôi nhà

- Có bảng theo dõi, điều khiển các thiết bị chữa cháy, thiết bị khống chế khói và có sơ đồ mặt bằng bố trí các thiết bị phòng cháy chữa cháy của nhà

Đ 6.17.2 QCVN

06:2022/BXD

 

5.4

Phòng máy bơm chữa cháy

 

* Trường hợp đặt ngoài nhà:

- Đặt ngoài nhà thì trạm bơm phải có bậc chịu lửa III.

 

* Trường hợp đặt trong nhà

Trạm bơm nước chữa cháy đặt ở tầng 1 hoặc tầng hầm 1. Cho phép đặt trạm bơm nước chữa cháy tại các tầng nổi khác của nhà khi phòng đặt bơm có cửa ra phải thông với buồng đệm thang thoát nạn của tòa nhà qua hành lang được bảo vệ bằng kết cấu ngăn cháy loại 1

 

* Yêu cầu kỹ thuật thực hiện theo bảng đối chiếu B36

 

Đ 7.3 TCVN 4513:1988

 

Đ 5.8.5 TCVN 7336:2021

Đ 2.1.2 QCVN 02:2020/BCA

 

 

6

Lối và đường thoát nạn

 

 

 

 

6.1

Lối thoát nạn

 

 

 

 

6.1.1

Yêu cầu chung

 

 

 

 

-

Tầng hầm

 

Các lối ra từ các tầng hầm và tầng nửa hầm, về nguyên tắc, là lối ra thoát nạn khi chúng thoát trực tiếp ra ngoài và được ngăn cách với các buồng thang bộ chung của nhà.

Các lối ra sau đây cũng được coi là lối ra thoát nạn:

a) Các lối ra từ các tầng hầm đi qua các buồng thang bộ chung có lối đi riêng ra bên ngoài được ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ bằng vách đặc ngăn cháy loại 1;

b) Các lối ra từ các tầng hầm và tầng nửa hầm có bố trí các gian phòng hạng C1 đến C4, D, E, đi vào các gian phòng hạng C1 đến C4, D, E và vào tiền sảnh nằm trên tầng một của nhà nhóm F5;

c) Các lối ra từ phòng chờ, phòng gửi đồ, phòng hút thuốc và phòng vệ sinh ở các tầng hầm hoặc tầng nửa hầm của nhà nhóm F2, F3 và F4 đi vào tiền sảnh của tầng 1 theo các cầu thang bộ riêng loại 2. Trong trường hợp này thì phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Tiền sảnh phải được ngăn cách với các hành lang và gian phòng lân cận bằng các vách ngăn cháy không nhỏ hơn loại 1;

- Các gian phòng tầng 1 và các tầng trên phải có đường thoát nạn không đi qua tiền sảnh này (trừ các gian phòng nằm trong tiền sảnh);

- Vật liệu hoàn thiện các phòng chờ, phòng gửi đồ, phòng hút thuốc và phòng vệ sinh ở các tầng hầm hoặc tầng nửa hầm phải thỏa mãn yêu cầu đối với các gian phòng chung theo Phụ lục B;

- Phòng gửi đồ phải có số lối ra thoát nạn thỏa mãn yêu cầu của quy chuẩn này, không tính lối ra thoát nạn theo cầu thang bộ loại 2 nêu trên.

Cho phép bố trí khoang đệm tại lối ra ngoài trực tiếp từ nhà, từ tầng hầm và tầng nửa hầm.

Đ 3.2.2 QCVN

06:2022/BXD

 

-

Tầng 1

 

Dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài theo một trong những cách sau:

- Ra ngoài trực tiếp;

- Qua hành lang;

- Qua tiền sảnh (hay phòng chờ);

- Qua buồng thang bộ;

- Qua hành lang và tiền sảnh (hay phòng chờ);

- Qua hành lang và buồng thang bộ.

Đ 3.2.1 QCVN

06:2022/BXD

 

-

Các tầng trên

 

Dẫn từ các gian phòng của tầng trên tầng 1, vào một trong các nơi sau:

- Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;

- Vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;

- Vào phòng sử dụng chung (hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại 3;

- Vào hành lang bên của nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2

- Ra mái có khai thác sử dụng, hoặc ra một khu vực riêng của mái dẫn tới cầu thang bộ loại 3

Đ 3.2.1 QCVN

06:2022/BXD

 

-

Lối dẫn vào gian phòng

 

Dẫn vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B) trên cùng tầng mà từ gian phòng này có các lối ra như được nêu tại 3.2.1 a, b). Lối ra dẫn vào gian phòng hạng A hoặc B được phép coi là lối ra thoát nạn nếu nó dẫn từ gian phòng kỹ thuật không có người làm việc thường xuyên mà chỉ dùng để phục vụ các gian phòng hạng A hoặc B nêu trên

Đ 3.2.1 QCVN

06:2022/BXD

 

-

Lối ra khác

 

Các lối ra đáp ứng quy định tại 3.2.2 và các lối ra thoát nạn khác được quy định cụ thể trong quy chuẩn này

Đ 3.2.1 QCVN

06:2022/BXD

 

-

Lối ra không được coi là lối thoát nạn

 

Các lối ra không được coi là lối ra thoát nạn nếu trên lối ra này có đặt cửa có cánh mở kiểu trượt hoặc xếp, cửa cuốn, cửa quay.

Các cửa đi có cánh mở ra (cửa bản lề) nằm trong các cửa nói trên được coi là lối ra thoát nạn nếu được thiết kế theo đúng yêu cầu quy định

Đ 3.2.3 QCVN

06:2022/BXD

 

-

Lối ra thoát nạn độc lập

 

Lối ra thoát nạn dẫn vào đường thoát nạn và không qua các phần nhà (gian phòng) có công năng khác.

 

Các phần nhà có công năng khác nhau và được ngăn chia bởi các bộ phận ngăn cháy thì phải có các lối ra thoát nạn độc lập

Đ 1.4.34 QCVN

06:2022/BXD

 

Đ 3.2.4 QCVN

06:2022/BXD

 

-

Lối ra thoát nạn riêng

 

Lối ra thoát nạn từ phần nhà (gian phòng) dẫn vào đường thoát nạn độc lập, hoặc dẫn ra ngoài trực tiếp, hoặc dẫn trực tiếp vào vùng an toàn, tầng lánh nạn, gian lánh nạn.

 

Các phần nhà có công năng khác nhau và được ngăn chia bởi các bộ phận ngăn cháy thành các khoang cháy trong nhà có nhiều công năng phải có các lối ra thoát nạn riêng từ mỗi tầng. Cho phép không quá 50% lối ra thoát nạn dẫn vào khoang cháy lân cận. Riêng phần nhà nhóm F5 phải có lối ra thoát nạn riêng.

Đ 1.4.35 QCVN

06:2022/BXD

 

 

Đ 3.2.4 QCVN

06:2022/BXD

 

6.1.2

Số lối của gian phòng

 

- Các gian phòng trong các tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người; riêng các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có từ 6 đến 15 người có mặt đồng thời thì cho phép một trong hai lối ra là lối ra khẩn cấp theo các yêu cầu tại đoạn d) của 3.2.13;

- Các gian phòng có mặt đồng thời từ 50 người trở lên;

- Các gian phòng (trừ các gian phòng nhóm F5) có mặt đồng thời dưới 50 người (bao gồm cả tầng khán giả ở trên cao hoặc ban công khán phòng) với khoảng cách dọc theo lối đi từ chỗ xa nhất có người đến lối ra thoát nạn vượt quá 25 m. Khi có các lối thoát nạn thông vào gian phòng đang xét từ các gian phòng bên cạnh với số lượng trên 5 người có mặt ở mỗi phòng bên cạnh, thì khoảng cách trên phải bao gồm độ dài đường thoát nạn cho người từ các gian phòng bên cạnh đó;

- Các gian phòng có tổng số người có mặt trong đó và trong các gian liền kề có lối thoát nạn chỉ đi vào gian phòng đang xét từ 50 người trở lên;

Nếu gian phòng phải có từ 2 lối ra thoát nạn trở lên thì cho phép bố trí không quá 50% số lượng lối ra thoát nạn của gian phòng đó đi qua một gian phòng liền kề, với điều kiện gian phòng liền kề đó cũng phải có lối ra thoát nạn tuân thủ quy định của quy chuẩn này và các tài liệu chuẩn tương ứng cho gian phòng đó.

Đ 3.2.5 QCVN 06:2022/BXD

 

6.1.3

Số lối của tầng

Lưu ý:

- Lối thoát nạn của công trình kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường là các lối được quy định tại Điều 3.2.1, trong đó lối ra từ các tầng bất kỳ, trừ tầng 1 phải dẫn vào một trong các nơi sau:

+ Buồng thang bộ bên trong nhà (buồng thang bộ kín), cửa vào buồng thang là cửa ngăn cháy không thấp hơn loại 2;

+ Vào hành lang bên của nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2;

+ Vào cầu thang bộ loại 3 của nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m.

- Các yêu cầu kỹ thuật đối với lối và đường thoát nạn của công trình kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường thực hiện theo quy định tại Mục 3 của QCVN 06:2022/BXD

Lối ra thoát nạn từ mỗi tầng nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải dẫn vào buồng thang bộ với cửa ngăn cháy loại 2

 

Các tầng nhà của nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn.

Cho phép từ mỗi tầng có 01 lối ra thoát nạn, khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m thì diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 300 m2. Đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 15 m đến 21 m thì diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 200 m2;

- Toàn bộ nhà được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy tự động;

- Số người lớn nhất trên mỗi tầng không vượt quá 20 người;

- Phải có thêm ít nhất một lối ra khẩn cấp từ các tầng nhà dẫn ra ban công thoáng, hoặc dẫn lên vùng an toàn trên sân thượng thoáng, hoặc dẫn ra cầu thang bộ loại 3.

CHÚ THÍCH: Ban công thoáng hoặc sân thượng thoáng nghĩa là hở ra ngoài trời và bộ phận bao che (nếu có) phải bảo đảm cho việc thoát nạn, cứu nạn dễ dàng khi lực lượng chữa cháy tiếp cận.

Đ A.4.3 QCVN 06:2022/BXD

 

Đ A.4.2 QCVN 06:2022/BXD

 

6.1.4

Số lối của nhà

 

Số lối ra thoát nạn từ một ngôi nhà không được ít hơn số lối ra thoát nạn từ bất kỳ tầng nào của ngôi nhà đó

Đ 3.2.7 QCVN 06:2022/BXD

 

6.1.5

Khoảng cách phân tán

 

Khi có từ hai lối ra thoát nạn trở lên, chúng phải được bố trí phân tán và khi tính toán khả năng thoát nạn của các lối ra cần giả thiết là đám cháy đã ngăn cản không cho người sử dụng thoát nạn qua một trong những lối ra đó.

Khi một gian phòng, một phần nhà hoặc một tầng của nhà yêu cầu phải có từ 2 lối ra thoát nạn trở lên, thì ít nhất hai trong số những lối ra thoát nạn đó phải được bố trí phân tán, đặt cách nhau một khoảng bằng hoặc lớn hơn một nửa chiều dài của đường chéo lớn nhất của mặt bằng gian phòng, phần nhà hoặc tầng nhà đó.

Khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh gần nhất của chúng

Nếu nhà được bảo vệ toàn bộ bằng hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, thì khoảng cách này có thể giảm xuống còn 1/3 chiều dài đường chéo lớn nhất của các không gian trên.

Khi có hai buồng thang thoát nạn nối với nhau bằng một hành lang trong thì khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn (cửa vào buồng thang thoát nạn) được đo dọc theo đường di chuyển theo hành lang đó. Hành lang này phải được bảo vệ theo quy định trong 3.3.5.

Đ 3.2.8 QCVN 06:2022/BXD

 

6.1.6

Cửa thoát nạn

 

 

 

 

-

Kích thước lối thoát nạn

 

- Chiều cao thông thuỷ tối thiểu 1,9 m

- Chiều rộng thông thủy tối thiểu:

+ 1,2 m: từ các phòng lớn hơn 50 người.

+ 0,8 m: còn lại

- Chiều rộng của các cửa đi ra bên ngoài của buồng thang bộ cũng như của các cửa đi từ buồng thang bộ vào sảnh không được nhỏ hơn giá trị tính toán hoặc chiều rộng của bản thang được quy định tại 3.4.1

Nếu sử dụng cửa hai cánh trên lối ra thoát nạn thì chiều rộng của lối ra thoát nạn chỉ được lấy bằng chiều rộng lối đi qua bên cánh mở, không được phép tính bên cánh đóng hoặc cánh cố định. Cửa hai cánh phải được lắp cơ cấu tự đóng sao cho các cánh được đóng lần lượt.

Trong các nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m, các cửa thoát nạn từ các hành lang chung mỗi tầng, từ sảnh chung, phòng chờ, tiền sảnh, buồng thang bộ (trừ cửa thoát nạn trực tiếp ra ngoài trời), phải là cửa chống cháy với giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 30.

Đ 3.2.9 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Chiều thoát nạn

 

Theo chiều lối thoát từ trong nhà ra ngoài nhà. Không quy định chiều mở cửa đối với:

- Các gian phòng nhóm F1.3 và F1.4;

- Các gian phòng có mặt đồng thời không quá 15 người, ngoại trừ các gian phòng hạng A hoặc B;

- Các phòng kho có diện tích không lớn hơn 200 m2 và không có người làm việc thường xuyên;

- Các buồng vệ sinh;

- Các lối ra dẫn vào chiếu thang của các cầu thang bộ loại 3

Đ 3.2.10 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Chốt, khóa trên cửa thoát nạn

 

Các cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Trong các nhà chiều cao lớn hơn 15 m, các cánh cửa nói trên, ngoại trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc hoặc với kính cường lực.

Đ 3.2.11 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Cửa mở từ bên trong thang bộ ra ngoài

 

Ngoài những quy định được nói riêng, các cửa của lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng đi vào buồng thang bộ phục vụ từ 4 tầng nhà trở lên (ngoại trừ trong các nhà phục vụ mục đích giam giữ, cải tạo) phải bảo đảm:

a) Tất cả các khóa điện lắp trên cửa phải tự động mở khi hệ thống báo cháy tự động của tòa nhà bị kích hoạt. Ngay khi mất điện thì các khóa điện đó cũng phải tự động mở;

b) Người sử dụng buồng thang luôn có thể quay trở lại phía trong nhà qua chính cửa vừa đi qua hoặc qua các điểm bố trí cửa quay trở lại phía trong nhà;

c) Bố trí trước các điểm quay trở lại phía trong nhà theo nguyên tắc các cánh cửa chỉ được phép ngăn cản việc quay trở lại phía trong nhà nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu sau:

- Có không ít hơn hai tầng, nơi có thể đi ra khỏi buồng thang bộ để đến một lối ra thoát nạn khác;

- Có không quá 4 tầng nằm giữa các tầng nhà có thể đi ra khỏi buồng thang bộ để đến một lối ra thoát nạn khác;

- Việc quay trở lại phía trong nhà phải có thể thực hiện được tại tầng trên cùng hoặc tầng dưới liền kề với tầng trên cùng được phục vụ bởi buồng thang bộ thoát nạn nếu tầng này cho phép đi đến một lối ra thoát nạn khác;

- Các cửa cho phép quay trở lại phía trong nhà phải được đánh dấu trên mặt cửa phía trong buồng thang bằng dòng chữ “CỬA CÓ THỂ ĐI VÀO TRONG NHÀ” với chiều cao các chữ ít nhất là 50 mm, chiều cao bố trí không thấp hơn 1,2 m và không cao hơn 1,8 m;

- Các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà phải có thông báo trên mặt cửa phía trong buồng thang để nhận biết được vị trí của cửa quay trở lại phía trong nhà hoặc lối ra thoát nạn gần nhất theo từng hướng di chuyển.

CHÚ THÍCH: Đối với các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà, ở mặt cửa phía hành lang trong nhà (ngoài buồng thang) nên có biển cảnh báo người sử dụng không thể quay trở lại phía trong nhà được khi họ đi qua cửa đó.

Đ 3.2.11 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Cơ cấu tự đóng

 

- Cửa của lối ra thoát nạn từ các gian phòng hay các hành lang được bảo vệ chống khói cưỡng bức

- Cửa buồng thang bộ, trừ cửa ra ngoài trực tiếp

Đ 3.2.11 QCVN 06:2022/BXD

 

-

GHCL cửa thoát nạn

 

- Cửa buồng thang bộ là cửa ngăn cháy:

+ loại 1 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II;

+ loại 2 đối với nhà có bậc chịu lửa III, IV;

+ loại 3 đối với nhà có bậc chịu lửa V.

 

- Các cửa mở vào hành lang phải là cửa ngăn cháy có GHCL không thấp hơn giới hạn chịu lửa của bộ phận ngăn cháy

 

- Các cửa ngăn cháy khác:

+ loại 1: EI 60, nếu có tỷ lệ kính lớn hơn 25% diện tích cửa thì kính EW 60;

+ loại 2: EI 30, nếu có tỷ lệ kính lớn hơn 25% diện tích cửa thì kính EW 30;

+ loại 3: EI 15, nếu có tỷ lệ kính lớn hơn 25% diện tích cửa thì kính EW15.

Đ 3.2.11 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

Đ 3.3.5 QCVN 06:2022/BXD

 

Bảng 2 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Lối thoát nạn tầng kỹ thuật

 

Trong các tầng kỹ thuật cho phép bố trí các lối ra thoát nạn với chiều cao không nhỏ hơn 1,8 m.

Từ các tầng kỹ thuật chỉ dùng để đặt các mạng kỹ thuật công trình (đường ống, đường dây và các đối tượng tương tự) cho phép bố trí lối ra khẩn cấp qua cửa đi với kích thước không nhỏ hơn 0,75 m × 1,5 m hoặc qua cửa nắp với kích thước không nhỏ hơn 0,6 m × 0,8 m mà không cần bố trí lối ra thoát nạn.

Trong các tầng kỹ thuật hầm các lối ra này phải được ngăn cách với các lối ra khác của nhà và dẫn trực tiếp ra bên ngoài

Đ 3.2.14 QCVN 06:2022/BXD

 

6.2

Đường thoát nạn

 

 

 

 

-

Không được coi là đường thoát nạn

 

Đường thoát nạn không bao gồm các thang máy, thang cuốn và các đoạn đường được nêu dưới đây:

- Đường đi qua các hành lang trong có lối ra từ giếng thang máy, qua các sảnh thang máy và các khoang đệm trước thang máy, nếu các kết cấu bao che giếng thang máy, bao gồm cả cửa giếng thang máy, không đáp ứng các yêu cầu như đối với bộ phận ngăn cháy;

- Đường đi qua các buồng thang bộ khi có lối đi xuyên chiếu tới của buồng thang là một phần của hành lang trong, cũng như đường đi qua gian phòng có đặt cầu thang bộ loại 2, mà cầu thang này không phải là cầu thang để thoát nạn;

- Đường đi theo mái nhà, ngoại trừ mái đang được khai thác sử dụng hoặc một phần mái được trang bị riêng cho mục đích thoát nạn;

- Đường đi theo các cầu thang bộ loại 2, nối thông từ 3 tầng (sàn) trở lên, cũng như dẫn từ tầng hầm và tầng nửa hầm, ngoại trừ các trường hợp cụ thể về thoát nạn theo cầu thang bộ loại 2 nêu tại 3.2.1, 3.2.2, 3.2.6.

Đ 3.3.3 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Thiết bị trên đường thoát nạn

 

Không cho phép bố trí: thiết bị nhô ra khỏi mặt phẳng của tường trên độ cao nhỏ hơn 2 m; các ống dẫn khí cháy và ống dẫn các chất lỏng cháy được, cũng như các tủ tường, trừ các tủ thông tin liên lạc và tủ đặt họng nước chữa cháy

Trên đường thoát nạn không được bố trí gương soi gây ra sự nhầm lẫn về đường thoát nạn

Đ 3.3.5 QCVN 06:2022/BXD

 

 

Đ 3.3.7 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Bộ phận bảo vệ đường thoát nạn

Lưu ý: Việc xác định giới hạn chịu lửa của bộ phận bảo vệ đường thoát nạn phải phù hợp với bậc chịu lửa và quy mô, chiều cao tối đa của nhà theo quy định tại Bảng H.7

Đường thoát nạn trên mỗi tầng nhà phải được bảo vệ bởi bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa như sau:

- Đối với nhà có bậc chịu lửa I - phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất EI 30;

- Đối với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV - phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc cháy yếu (Ch1) với giới hạn chịu lửa ít nhất EI 15.

Đ A.4.3 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Khoảng cách thoát nạn

 

Khoảng cách giới hạn cho phép theo đường thoát nạn từ cửa ra vào của gian phòng xa nhất của nhà công cộng (trừ các gian phòng vệ sinh, phòng tắm giặt, phục vụ khác) đến lối ra thoát nạn gần nhất (lối ra bên ngoài hoặc vào buồng thang bộ, hoặc đến cầu thang bộ loại 2 mà quy chuẩn này cho phép thoát nạn) được quy định tại Bảng G.2a.

 

- Gara ngầm: giữa 02 lối thoát nạn tối đa là 40 m, phần cụt tối đa 20 m

- Gara nổi: giữa 02 lối thoát nạn tối đa 60 m, phần cụt của gian phòng tối đa 25 m

Mục G.1.2 QCVN 06:2021/BXD

 

 

 

 

 

Bảng 3 QCVN

13:2018/BXD

 

-

Ngăn hành lang

Lưu ý: Chỉ yêu cầu ngăn chia hành lang có yêu cầu bảo vệ chống khói nêu tại phụ lục D thành các đoạn với chiều dài không vượt quá 60 m. Khi hành lang này thuộc diện phải ngăn chia thì không cho phép ngăn chia phần hành lang cụt của nhà bằng các vách ngăn có cửa đi thành các đoạn có chiều dài nhỏ hơn 15 m theo quy định tại mục D.2 QCVN 06:2022

Các hành lang dài hơn 60 m phải được phân chia bằng các vách ngăn cháy loại 2 thành các đoạn có chiều dài được xác định theo yêu cầu bảo vệ chống khói nêu tại Phụ lục D, nhưng không được vượt quá 60 m. Các cửa đi trong các vách ngăn cháy này phải phù hợp với các yêu cầu tại 3.2.11

Đ 3.3.5 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Kích thước

 

- Cao thông thủy không nhỏ hơn: 2 m

- Rộng thông thủy không nhỏ hơn:

+ 1,2 m đối với hành lang chung dùng để thoát nạn cho hơn 50 người từ các gian phòng

+ 0,7 m đối với các lối đi đến các chỗ làm việc đơn lẻ

+ 1,0 m: trường hợp còn lại

 

- Khi các cánh cửa đi của gian phòng mở nhô ra hành lang, thì chiều rộng của đường thoát nạn theo hành lang được lấy bằng chiều rộng thông thủy của hành lang trừ đi:

+ Một nửa chiều rộng phần nhô ra của cánh cửa (tính cho cửa nhô ra nhiều nhất) - khi cửa được bố trí một bên hành lang;

+ Cả chiều rộng phần nhô ra của cánh cửa (tính cho cửa nhô ra nhiều nhất) - khi các cửa được bố trí hai bên hành lang.

Đ 3.3.6 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

 

 

Đ 3.3.5 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Giật cấp

 

Trên sàn của đường thoát nạn không được có các giật cấp với chiều cao chênh lệch nhỏ hơn 45 cm hoặc có gờ nhô lên, ngoại trừ các ngưỡng trong các ô cửa đi

Tại các chỗ có giật cấp phải bố trí bậc thang với số bậc không nhỏ hơn 3 hoặc làm đường dốc với độ dốc không được lớn hơn 1:6 (độ chênh cao không được quá 10 cm trên chiều dài 60 cm hoặc góc tạo bởi đường dốc với mặt bằng không lớn hơn 9,5o).

Đ 3.3.7 QCVN 06:2022/BXD

 

6.3

Cầu thang và buồng thang bộ

 

 

 

 

-

Chiều rộng bản thang

 

Không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời không được nhỏ hơn:

b) 1,2 m đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người.

c) 0,7 m đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ.

d) 0,9 m đối với tất cả các trường hợp còn lại

Đ 3.4.1 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Độ dốc

 

- Tối đa 1:1 (45o)

- Cầu thang bộ hở đi tới các chỗ làm việc đơn lẻ cho phép tăng đến 2:1 (63,5o)

Đ 3.4.2 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Kích thước bậc thang

 

- Rộng tối thiểu 25 cm trừ cầu thang ngoài nhà, cao tối đa 22 cm và không nhỏ hơn 5 cm

- Cho phép giảm chiều rộng mặt bậc của cầu thang cong đón tiếp (thường bố trí ở sảnh tầng 1) ở phần thu hẹp tới 22 cm;

- Cho phép giảm chiều rộng mặt bậc tới 12 cm đối với các cầu thang bộ dẫn tới các tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái nhà không khai thác sử dụng

Đ 3.4.2 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Chiếu thang

 

- Chiều rộng không nhỏ hơn vế thang

- Chiều rộng của chiếu thang ở trước lối vào thang máy (chiếu thang đồng thời là sảnh của thang máy) đối với thang máy có cánh cửa bản lề mở ra, phải không nhỏ hơn tổng chiều rộng bản thang và một nửa chiều rộng cánh cửa của thang máy, nhưng không nhỏ hơn 1,6 m

- Các chiếu nghỉ trung gian trong bản thang bộ thẳng phải có chiều dài không nhỏ hơn 1,0 m.

- Các cửa đi mở vào buồng thang bộ thì khi mở, cánh cửa không được làm giảm chiều rộng tính toán của các chiếu thang và bản thang

Đ 3.4.3 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Khe hở vế thang

 

Tối thiểu 100 mm

Đ 6.12 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Bố trí cầu thang bộ loại 2 và thang cuốn

 

1. Trong các nhà có bậc chịu lửa I và II thuộc cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0, cho phép bố trí đi từ tiền sảnh lên tầng hai và sảnh này phải được ngăn cách khỏi các hành lang và các gian phòng liền kề bằng các vách ngăn cháy loại 1

 

2. Trong các nhà chiều cao PCCC không quá 28 m thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F2, F3, F4, với bậc chịu lửa I, II và cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0, thì cho phép sử dụng nối hai tầng trở lên. Gian phòng, trong đó có bố trí cầu thang bộ loại 2 hoặc thang cuốn, phải được ngăn cách với các hành lang thông với nó và các gian phòng khác bằng vách ngăn cháy loại 1. Cho phép không ngăn cách bằng các vách ngăn cháy khi:

- Có trang bị chữa cháy tự động trong toàn bộ nhà;

- Trong các nhà có chiều cao không lớn hơn 9 m với diện tích một tầng không quá 300 m2.

Đ 3.4.15 + Đ 4.26

QCVN 06:2022/BXD

 

 

Đ 3.4.16 + Đ 4.27 QCVN 06:2022/BXD

Đ 3.4.17 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Bố trí thang bộ loại 3

 

- Được phép bố trí trong tất cả các nhà có chiều cao PCCC tới 28 m.

 

- Làm bằng vật liệu không cháy

- Đặt ở sát các phần đặc (không có ô cửa sổ hay lỗ ánh sáng) của tường có nhóm nguy hiểm cháy không thấp hơn K1 và có GHCL không thấp hơn REI 30 hoặc EI 30. Cho phép thay thế các phần đặc của tường bằng tường kính có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 30;

- Phải có chiếu thang nằm cùng cao trình với lối ra thoát nạn, có lan can cao 1,2 m và bố trí cách lỗ cửa sổ không nhỏ hơn 1,0 m;

- Không quy định giới hạn chịu lửa của các lỗ cửa dẫn từ hành lang ra chiếu tới của thang, cũng như dẫn từ các gian phòng mà cầu thang bộ loại 3 này chỉ sử dụng để thoát nạn cho các gian phòng đó.

Đ 3.4.11 QCVN 06:2022/BXD

 

Đ 3.4.2 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Bố trí buồng thang bộ L1

 

Được phép bố trí trong tất cả các nhà có chiều cao PCCC tới 28 m.

Đ 3.4.11 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Bố trí buồng thang bộ L2

 

Được phép bố trí trong các nhà có bậc chịu lửa I, II, III thuộc cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0, S1 và nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1, F2, F3 và F4, với chiều cao PCCC không quá 9 m.

Cho phép tăng chiều cao này đến 12 m với điều kiện lỗ mở lấy sáng trên cao được mở tự động khi có cháy. Số lượng các buồng thang như vậy cho phép tối đa 50%, các buồng thang bộ còn lại phải có lỗ lấy sáng trên tường ngoài tại mỗi tầng.

Đ 3.4.12 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Bố trí buồng thang bộ không nhiễm khói

 

Trong các nhà có chiều cao lớn hơn 28 m, phải bố trí buồng thang bộ không nhiễm khói, trong đó phải bố trí buồng thang loại N1.

CHÚ THÍCH: Buồng thang bộ N1 có thể được thay thế như đã nêu tại 2.5.1c) của với điều kiện hệ thống cung cấp không khí bên ngoài vào khoang đệm và vào buồng thang phải được cấp điện ưu tiên từ hai nguồn độc lập (1 nguồn điện lưới và 1 nguồn máy phát điện dự phòng) bảo đảm nguyên tắc duy trì liên tục nguồn điện cấp cho hệ thống hoạt động ổn định khi có cháy xảy ra

Cho phép:

a) Bố trí không quá 50% buồng thang bộ loại N3 hoặc loại N2 có lối vào buồng thang đi qua khoang đệm với giải pháp bao che giống như khoang đệm ngăn cháy loại 1 (nghĩa là không yêu cầu có áp suất không khí dương trong khoang đệm này, nhưng các bộ phận bao che phải có giới hạn chịu lửa tương tự như khoang đệm ngăn cháy loại 1);

b) Khi nhà có từ 02 tầng hầm trở lên, việc thoát nạn từ các tầng hầm này có thể theo các buồng thang bộ loại N3, hoặc loại N2 có lối vào buồng thang đi qua khoang đệm với giải pháp bao che giống như khoang đệm ngăn cháy loại 1

Đ 3.4.13 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Bố trí công năng trong khoang đệm và buồng thang

 

Không cho phép bố trí:

- Các ống dẫn khí cháy và chất lỏng cháy được;

- Các tủ tường, trừ các tủ thông tin liên lạc và tủ chứa các họng nước chữa cháy;

- Các cáp và dây điện đi hở (trừ dây điện cho thiết bị điện dòng thấp và dây điện cho chiếu sáng hành lang và buồng thang bộ);

- Các lối ra từ thang tải và thiết bị nâng hàng.

- Các lối ra gian phòng kho hoặc phòng kỹ thuật.

- Các thiết bị nhô ra khỏi mặt tường ở độ cao dưới 2,2 m tính từ bề mặt của các bậc và chiếu thang.

Trong không gian của các buồng thang bộ thoát nạn và khoang đệm ngăn cháy có áp suất không khí dương khi có cháy, không cho phép bố trí bất kỳ phòng công năng nào

 

Trong không gian của các buồng thang bộ, trừ các buồng thang không nhiễm khói, cho phép bố trí không quá hai thang máy chở người hạ xuống chỉ đến tầng 1 với các kết cấu bao che giếng thang làm từ các vật liệu không cháy

Đ 3.4.5 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đ 3.4.6 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Lối ra tại tầng 1

 

Các buồng thang bộ phải có lối ra ngoài trực tiếp tới khu đất liền kề nhà hoặc qua tiền sảnh được ngăn cách với các hành lang và các gian phòng tiếp giáp bằng các vách ngăn cháy loại 1 có cửa đi với cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín.

Khi bố trí các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang bộ trở lên qua tiền sảnh chung thì các buồng thang bộ (trừ một trong số đó) phải có cửa ra bên ngoài trực tiếp trừ lối ra dẫn vào sảnh. Trong trường hợp chỉ có một buồng thang bộ dẫn vào tiền sảnh thì buồng thang bộ này phải có lối ra ngoài trực tiếp.

Cho phép bố trí các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang bộ qua tiền sảnh chung đối với nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m, diện tích mỗi tầng không quá 300 m2, có số người sử dụng ở mỗi tầng tính lớn nhất theo thiết kế được duyệt, khi thiết kế không chỉ rõ giá trị này, số lượng người lớn nhất được tính bằng tỉ số giữa diện tích sàn của phòng, của tầng hoặc của nhà chia cho hệ số không gian sàn (m2/người) quy định tại Bảng G.9 không vượt quá 50 người và toàn bộ nhà được bảo vệ hệ thống chữa cháy tự động phù hợp với quy định hiện hành.

Các buồng thang bộ loại N1 phải có lối ra thoát trực tiếp ngay ra ngoài trời

Đ 3.4.7 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Lấy sáng cho buồng thang bộ

 

Phải bảo đảm chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo

a) Chiếu sáng tự nhiên

- Thang L2: lỗ lấy ánh sáng trên mái có diện tích không nhỏ hơn 4 m2 với khoảng hở giữa các vế thang có chiều rộng không nhỏ hơn 0,7 m hoặc giếng lấy sáng theo suốt chiều cao buồng thang bộ với diện tích mặt cắt ngang không nhỏ hơn 2 m2

- Buồng thang khác: lỗ lấy ánh sáng với diện tích không nhỏ hơn 1,2 m2 trên các tường ngoài ở mỗi tầng.

Cho phép bố trí không quá 50% buồng thang bộ bên trong không có các lỗ lấy ánh sáng, dùng để thoát nạn, trong các nhà thuộc nhóm F2, F3 và F4: đối với buồng thang loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy.

b) Chiếu sáng nhân tạo

Thì các buồng thang bộ thoát nạn phải là buồng thang bộ không nhiễm khói và được trang bị chiếu sáng nhân tạo, được cấp điện ưu tiên từ hai nguồn độc lập (1 nguồn điện lưới và 1 nguồn máy phát điện dự phòng) bảo đảm nguyên tắc duy trì liên tục nguồn điện cấp cho hệ thống hoạt động ổn định khi có cháy xảy ra

Đ 3.4.8 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Diện tích khoang đệm thang N3

 

- Không nhỏ hơn 3,0 m2

- Không nhỏ hơn 6,0 m2 nếu khoang đệm đó đồng thời là sảnh của thang máy chữa cháy

Đ 3.4.9 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Tính không nhiễm khói của logia thang N1

 

Hình minh họa tại Phụ lục I

Đ 3.4.10 QCVN 06:2022/BXD

 

7

Ngăn chặn cháy lan

 

 

 

 

-

Ngăn cháy các công năng khác nhau

 

Các phần nhà và các gian phòng thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau phải được ngăn cách với nhau bằng các bộ phận ngăn chia với giới hạn chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu theo quy định hoặc ngăn cách nhau bằng vách ngăn cháy loại 1 và/hoặc sàn ngăn cháy loại 3.

Đối với một tầng nhà có từ hai công năng khác nhau trở lên, trong đó có một công năng chính chiếm tối thiểu 90% diện tích sàn tầng và các công năng còn lại là phụ trợ cho công năng chính, cho phép không cần phân chia các khu vực thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau bằng bộ phận ngăn cháy, khi đó toàn bộ tầng nhà này phải tuân thủ các yêu cầu an toàn cháy tương ứng với nhóm nguy hiểm cháy theo công năng chính. Quy định này không áp dụng cho trường hợp các gian phòng với công năng phụ trợ có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cao hơn các gian phòng với công năng chính.

Đ 4.5 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

 

-

Ngăn cháy đường ống kỹ thuật

 

Khi bố trí các đường ống kỹ thuật, đường cáp đi xuyên qua các kết cấu tường, sàn, vách, thì chỗ tiếp giáp giữa các đường ống, đường cáp với các kết cấu này phải được chèn bịt hoặc xử lý thích hợp để không làm giảm các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy theo yêu cầu của kết cấu

Đ 4.12 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Vật liệu hoàn thiện, trang trí

Lưu ý: Các đặc tính kỹ thuật về cháy phải được thuyết minh thể hiện trong bản vẽ thiết kế. Hồ sơ nghiệm thu phải có kết quả thử nghiệm đốt của đơn vị có đủ năng lực thực hiện để kiểm tra, đánh giá giữa thực tế thi công và thử nghiệm

Vật liệu hoàn thiện, trang trí (bao gồm cả tấm trần treo nếu có), vật liệu ốp lát và vật liệu phủ sàn sử dụng trong nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải có cấp nguy hiểm cháy không nguy hiểm hơn CV1:

- Tính cháy: Ch1

- Tính bắt cháy: BC1

- Khả năng sinh khói: SK2

- Độc tính của sản phẩm cháy: ĐT2

- Tính lan truyền lửa trên bề mặt: LT1

Đ A.4.5 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Trần treo

 

Các vách ngăn cháy trong các gian phòng có trần treo phải ngăn chia cả không gian phía trên trần treo, và trong không gian này không cho phép bố trí các kênh và đường ống dẫn để vận chuyển các chất cháy dạng khí, hỗn hợp bụi - khí, chất lỏng và vật liệu cháy.

Nếu sử dụng trần treo để tăng giới hạn chịu lửa của sàn giữa các tầng và sàn mái, thì các trần treo này phải phù hợp với các yêu cầu về tính nguy hiểm cháy đối với sàn giữa các tầng và sàn mái này.

Đ 4.15 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Phân khoang cháy

 

 

 

 

+

Tường

 

Các tường ngăn cháy mà phân chia nhà thành các khoang cháy phải được xây dựng trên toàn bộ chiều cao nhà hoặc tới sàn ngăn cháy loại 1

Đ 4.17 QCVN 06:2022/BXD

 

+

Diện tích 1 tầng trong khoang cháy

 

- Phụ lục H

 

 

- Gara để xe:

+ Gara ngầm có diện tích cho phép là 3.000 m2

+ Gara nổi có diện tích cho phép là 5.200 m2

Phụ lục H QCVN 06:2022/BXD

 

Bảng 4, 5 QCVN

13:2018/BXD

 

-

Lỗ thông trong bộ phận ngăn cháy

 

Các lỗ thông trong các bộ phận ngăn cháy phải được đóng kín khi có cháy.

Các cửa sổ trong các bộ phận ngăn cháy phải là các cửa không mở được, còn các cửa đi, cổng, cửa nắp và van phải có cơ cấu tự đóng và các khe cửa phải được chèn kín.

Các cửa đi, cổng, cửa nắp và van nếu cần mở để khai thác sử dụng thì phải được lắp các thiết bị tự động đóng kín khi có cháy

Đ 4.18 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Tỷ lệ cửa trên tường ngăn cháy

 

Tổng diện tích các lỗ cửa trong các bộ phận ngăn cháy, trừ kết cấu bao che của các giếng thang máy, không được vượt quá 25% diện tích của bộ phận ngăn cháy.

Không giới hạn diện tích lỗ mở trong các bộ phận ngăn cháy nếu giới hạn chịu lửa danh định của bộ phận chèn bịt lỗ mở không nhỏ hơn giới hạn chịu lửa tương ứng của bộ phận ngăn cháy (trừ tường ngăn cháy loại 1)

Đ 4.19 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Kênh, giếng, đường ống vận chuyển chất cháy

 

Không cho phép bố trí các kênh, giếng và đường ống vận chuyển khí cháy, hỗn hợp bụi – khí cháy, chất lỏng cháy, chất và vật liệu cháy xuyên qua các tường và sàn ngăn cháy loại 1

Cho phép đặt ống thông gió và ống khói trong tường ngăn cháy của nhà ở, công trình công cộng và nhà phụ trợ khi chiều dầy tối thiểu của tường ngăn cháy (trừ tiết diện đường ống) ở chỗ đó không được dưới 25 cm, còn bề dày phần ngăn giữa ống khói và ống thông hơi tối thiểu là 12 cm

Đ 4.22 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Ngăn cháy thang máy

Lưu ý:

- Chỉ yêu cầu GHCL của cửa tầng thang máy trường hợp kết cấu bao che thang máy có yêu cầu giới hạn chịu lửa. Khi đó GHCL của cửa tầng thang máy xác định theo bảng 1 và bảng 2, tức là E30.

- Trường hợp trước sảnh thang máy có khoang đệm ngăn cháy hoặc sảnh được bao che bởi các bộ phận ngăn cháy như tại 4.23 thì không yêu cầu GHCL của cửa tầng thang máy kể cả khi kết cấu bao che giếng thang có yêu cầu về GHCL

Khi không thể lắp các cửa ngăn cháy trong các kết cấu bao che các giếng thang máy, phải bố trí các khoang đệm hoặc các sảnh với các vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy loại 3 hoặc các màn chắn tự động đóng các lỗ cửa đi của giếng thang khi cháy, có GHCL không nhỏ hơn E 30

Trong các nhà có buồng thang bộ không nhiễm khói phải bố trí bảo vệ chống khói tự động cho các giếng thang máy mà tại cửa ra của chúng không có các khoang đệm ngăn cháy với áp suất không khí dương khi cháy

Đ 4.23 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Buồng rác

 

- Các ống đổ rác và buồng chứa rác ngăn cách với phần khác của ngôi nhà bằng các bộ phận ngăn cháy; cửa thu rác ở các là  cửa ngăn cháy tự động đóng kín

- Ống đổ rác phải được làm bằng vật liệu không cháy.

- Không được đặt các ống đổ rác và buồng chứa rác bên trong các buồng thang bộ, sảnh đợi hoặc khoang đệm được bao bọc ngăn cháy dùng cho thoát nạn

- Các buồng có chứa ống đổ rác hoặc để chứa rác phải đảm bảo có lối vào trực tiếp qua một khoảng thông thoáng bên ngoài nhà hoặc qua một khoang đệm ngăn cháy được thông gió thường xuyên

- Cửa vào buồng chứa rác không được đặt liền kề với các lối thoát nạn hoặc cửa ra bên ngoài của nhà hoặc đặt gần với cửa sổ của nhà ở

Đ 4.24 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tách biệt thang bộ

 

Cho phép bố trí các thang bộ riêng biệt để lưu thông giữa các tầng hầm hoặc tầng nửa hầm với tầng một.

Các thang bộ này phải được bao che bằng các vách ngăn cháy loại 1 với khoang đệm ngăn cháy có áp suất không khí dương khi cháy

Đ 4.25 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Khoang đệm thang máy hầm

 

Trong các tầng hầm hoặc tầng nửa hầm, trước lối vào các thang máy phải bố trí các khoang đệm ngăn cháy loại 1 có áp suất không khí dương khi cháy

Đ 4.28 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Ngăn chặn cháy lan theo phương ngang mặt ngoài nhà

Lưu ý: Cho phép không áp dụng các quy định tại 4.32.1 nếu thỏa mãn các điều kiện nêu tại CHÚ THÍCH 6 (Bảng 4) hoặc CHÚ THÍCH 2 (Bảng A.1) tùy vào chiều cao nhà

Tường ngăn cháy loại 1 phải chia cắt các tường ngoài có cấp nguy hiểm cháy K1, K2, K3 và vươn ra khỏi mặt phẳng tường ngoài tối thiểu 30 cm.

Cho phép không chia cắt các tường ngoài nếu tường ngoài có cấp nguy hiểm cháy K0, hoặc tường ngăn cháy loại 1 tiếp giáp với dải tường ngoài theo phương đứng (dải ngăn cháy theo phương đứng) có chiều rộng tối thiểu 1,2 m, có giới hạn chịu lửa không thấp hơn E 60 và có cấp nguy hiểm cháy K0. Tường ngăn cháy loại 2 và vách ngăn cháy loại 1, nếu có giao với tường ngoài thì phải tiếp giáp với dải ngăn cháy theo phương đứng, có bề rộng không nhỏ hơn 1 m, có giới hạn chịu lửa quy định cho tường ngoài theo Bảng 4 hoặc Bảng A.1 tùy chiều cao nhà. Vách ngăn cháy loại 2 phải tiếp xúc với dải tường ngoài đặc theo phương đứng, có bề rộng không nhỏ hơn 1 m, có giới hạn chịu lửa quy định cho tường ngoài theo Bảng 4 hoặc Bảng A.1 tùy chiều cao nhà.

Đ 4.32.1 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Ngăn chặn cháy lan theo phương đứng của mặt ngoài nhà

Lưu ý: Cho phép không áp dụng các quy định tại 4.33.1 đến 4.33.3 đối với nhà từ ba tầng trở xuống hoặc chiều cao PCCC dưới 15 m, ga ra để xe nổi dạng hở, hoặc nhà thỏa mãn đồng thời các điều kiện nêu tại CHÚ THÍCH 6 (Bảng 4) hoặc CHÚ THÍCH 2 (Bảng A.1) tùy chiều cao nhà

 

Đ 4.33 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Ngăn chặn cháy lan đối với sảnh thông tầng

Lưu ý: Khi vách kính kết hợp với màn nước nêu tại 4.35 được hiểu là tương đương với vách ngăn cháy loại 1 nêu tại H.6.2, khi đó diện tích một sàn trong phạm vi một khoang cháy của khu vực thông tầng là tổng diện tích của tầng dưới cùng của gian thông tầng và của các hành lang, lối đi bộ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quy định này được hiểu để áp dụng đối với phần hành lang tiếp giáp với sảnh thông tầng và không gian phía dưới của các kết cấu nhô ra (phía dưới thang cuốn) trong không gian sảnh thông tầng. Khi sảnh thông tầng không có phần nhô ra mà bên dưới có bố trí các công năng có tính nguy hiểm cháy thì vẫn phải áp dụng việc trang bị chữa cháy tự động theo TCVN 3890:2009.

Sảnh thông tầng phải được đặt trong khối tích của một khoang cháy, ở các lỗ mở của các sàn giữa các tầng của nó cho phép bố trí các thang máy cuốn, thang bộ hở và thang máy (kể cả thang máy toàn cảnh);

Các kết cấu bao quanh các gian phòng và hành lang ở các vị trí tiếp giáp với sảnh thông tầng, cần có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI (EIW) 60 hoặc làm bằng kính cường lực, có chiều dày không nhỏ hơn 6 mm, có giới hạn chịu lửa không quy định nhưng được trang bị các đầu phun (sprinkler) của thiết bị chữa cháy tự động, bảo đảm các đầu phun được đặt từ phía các gian phòng (hành lang) liền kề, cách nhau không quá 2 m và cách vách ngăn không quá 0,5 m;

Ở các lỗ mở, dẫn vào sảnh thông tầng, kể cả các lỗ mở của các thang cuốn và của các gian phòng ở hành lang bên có trang bị các rèm, màn ngăn khói, có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn E 45, được hạ xuống khi có cháy, chúng phải có các cơ cấu dẫn động điều khiển tự động và từ xa, hoặc trang bị các màn ngăn khói cố định. Chiều cao làm việc của các rèm, màn ngăn khói, khi hạ xuống không được nhỏ hơn chiều dày của lớp khói được tạo ra khi có cháy. Chiều dày lớp khói được xác định bằng tính toán khi thiết kế. Khi đó, biên dưới của lớp khói được xác định ở chiều cao không nhỏ hơn 2,5 m tính từ mặt sàn;

Diện tích tầng trong phạm vi khoang cháy có sảnh thông tầng được xác định bằng tổng diện tích tầng dưới cùng của sảnh thông tầng và diện tích của các hành lang bên, của các lối đi và của tất cả các gian phòng nằm phía trên, đặt trong phạm vi khối tích của sảnh thông tầng, giới hạn bằng các vách ngăn cháy loại 1. Khi không có các vách ngăn cháy loại 1, ngăn cách không gian của sảnh với các gian phòng tiếp giáp thì diện tích khoang cháy bằng tổng diện tích của các tầng tương ứng;

Cho phép sử dụng hệ thống hút xả khói theo cơ chế tự nhiên từ sảnh thông tầng nếu có luận cứ tính toán phù hợp;

Tấm chắn lấy sáng ở mái của sảnh thông tầng phải được làm từ vật liệu không cháy, khi đó, kết cấu của tấm mái này phải được làm từ kính có cốt gia cường và an toàn (không gây thương tích). Cho phép sử dụng các vật liệu tấm lấy sáng có nhóm nguy hiểm cháy không nguy hiểm hơn Ch1 và không tạo thành các giọt nóng chảy;

Để chữa cháy trong không gian sảnh thông tầng, cho phép lắp đặt các đầu phun sprinkler ở bên dưới kết cấu nhô ra của sàn giữa các tầng, của các ban công (kể cả dưới các thang cuốn...) mà không phải lắp đặt vào mái của sảnh thông tầng. Các đầu phun (sprinkler) đặt cách nhau từ 1,5 m đến 2,0 m và cách mép/cạnh của lỗ mở thông sàn không quá 0,5 m

Đ 4.35 QCVN 06:2022/BXD

 

8

Biển quảng cáo

Lưu ý: Cần xem xét, đối chiếu các yêu cầu của QCVN 17:2018/BXD phù hợp với việc bố trí biển quảng cáo tại công trình

- Hệ thống điện chiếu sáng cho biển quảng cáo là nguồn điện riêng và có cầu dao, aptomat bảo vệ. Không để hàng hoá, vật liệu dễ cháy bên dưới hoặc gần với vị trí đặt biển quảng cáo.

 

- Không được gây ảnh hưởng, che lấp hoặc làm cản trở đến các lối thoát nạn và khả năng cứu hộ cứu nạn

- Biển quảng cáo ngang đặt tại mặt tiền công trình phải bảo đảm chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình; mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2 m; biển quảng cáo dọc phải bảo đảm chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình nơi đặt biển quảng cáo, mặt ngoài biển nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2 m.

Đ 2.1.4.2 QCVN 17:2018/BXD

 

 

Đ 2.1.5.2 QCVN 17:2018/BXD

Đ 2.2.1.7 QCVN 17:2018/BXD

 

9

Hệ thống liên lạc khẩn cấp

 

Tất cả các tầng hầm trong nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, phải được trang bị hệ thống liên lạc khẩn cấp hai chiều giữa phòng trực điều khiển chống cháy tới những khu vực sau:

- Các phòng thiết bị liên quan đến hệ thống chữa cháy, đặc biệt là các phòng máy bơm chữa cháy, phòng máy phát điện và phòng máy thang máy;

- Tất cả các phòng lắp đặt thiết bị điều khiển hệ thống kiểm soát chống khói;

- Các thang máy chữa cháy;

- Tất cả các gian lánh nạn;

- Các phòng điều khiển hệ thống thông gió.

Đ 6.18 QCVN 06:2022/BXD

 

 

10

Thang máy chữa cháy

 

 

 

 

10.1

Yêu cầu thiết kế

 

Mỗi khoang cháy của các nhà có chiều cao lớn hơn 28 m, hoặc nhà có chiều sâu của sàn tầng hầm dưới cùng (tính đến cao độ của lối ra thoát nạn ra ngoài) lớn hơn 9 m phải có tối thiểu một thang máy chữa cháy

 

Trong các gara ô-tô ngầm có trên hai tầng hầm, trong mỗi khoang cháy phải bố trí ít nhất một thang máy làm việc ở chế độ “chuyên chở lực lượng chữa cháy” phù hợp với yêu cầu của QCVN06:/BXD

Đ 6.13 QCVN 06:2022/BXD

 

 

 

Đ 2.2.1.20 QCVN 13:2018/BXD

 

 

 

10.2

Yêu cầu kỹ thuật

 

Thực hiện theo bảng đối chiếu B50

 

 

11

Bảo vệ chống khói

 

 

 

 

11.1

Hút xả khói

 

 

 

 

-

Yêu cầu thiết kế

 

 

Điều D.2 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Yêu cầu kỹ thuật

 

Thực hiện theo bảng đối chiếu B34

 

 

11.2

Hệ thống cấp không khí chống khói

 

 

 

 

-

Yêu cầu thiết kế

 

 

Điều D.10 QCVN 06:2022/BXD

 

-

Yêu cầu kỹ thuật

 

Thực hiện theo bảng đối chiếu B34

 

 

12

Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu

 

 

 

 

-

Yêu cầu thiết kế

 

- Tất cả các khu vực, hạng mục trong nhà và công trình có nguy hiểm về cháy kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe

 

- Công trình kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường không phụ thuộc quy mô đều phải trang bị mặt nạ lọc độc tại tất cả các tầng nhà. Số lượng mặt nạ trên một tầng được tính toán theo số người có mặt đồng thời trong phòng có diện tích lớn nhất của tầng đó với định mức 01 chiếc/người

 

- Tối thiểu 01 bộ dụng cụ phá dỡ thô sơ tại phòng trực điều khiển chống cháy hoặc tại khu vực lễ tân tại tầng 1, bao gồm:

+ Kìm cộng lực: có chiều dài tối thiểu 600 mm, cắt được sắt có đường kính tối thiểu 10 mm;

+ Búa thép có khối lượng đầu búa 2 kg;

+ Xà beng: được làm bằng thép, bề mặt sơn tĩnh điện, có chiều dài tối thiểu 750 mm, có 02 đầu (01 đầu dẹt và 01 đầu cong để nâng, bẩy vật nặng).

 

- Công trình cao từ 25 m trở lên và diện tích lớn hơn 50 m2 trên một tầng phải trang bị tối thiểu 01 bộ (dây thoát hiểm tự cứu hoặc ống tụt).

Đ 5.1.1 TCVN 3890:2009

Thông tư số 147/2020/TT-BCA

 

-

Yêu cầu kỹ thuật

 

Thực hiện theo bảng đối chiếu B45

 

 

13

Hệ thống báo cháy tự động

 

 

 

 

-

Yêu cầu thiết kế

 

Cơ sở có diện tích từ 200 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải trang bị hệ thống báo cháy tự động

Đ 6.1.3 TCVN 3890:2009

Thông tư số 147/2020/TT-BCA

 

-

Yêu cầu kỹ thuật

Lưu ý: Chuông báo cháy phải được trang bị ở hành lang tầng và bên trong các gian phòng hát; hệ thống báo cháy phải kết nối liên động với hệ thống điện, hệ thống âm thanh tại các phòng hát để bảo đảm tự động ngắt âm thanh trong trường hợp có sự cố cháy, nổ xảy ra

Thực hiện theo bảng đối chiếu B35

 

 

14

Hệ thống chữa cháy tự động

 

 

 

 

-

Yêu cầu thiết kế

 

Cơ sở phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động thuộc một trong các trường hợp sau: Nhà khung thép mái tôn có diện tích từ 1.200 m2 trở lên hoặc nhà cao đến 02 tầng có diện tích từ 3.500 m2 trở lên hoặc nhà cao từ 03 tầng trở lên hoặc bố trí bên trong tầng hầm

Phụ lục C TCVN 3890:2009

Thông tư số 147/2020/TT-BCA

 

-

Yêu cầu kỹ thuật

Lưu ý: Cường độ chữa cháy, diện tích chữa cháy, lưu lượng tối thiểu của hệ thống đối với công trình kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được tính theo cơ sở nguy cơ cháy nhóm 2; khi các gian phòng được ngăn cháy với nhau và ngăn cháy với hành lang bằng tường ngăn cháy loại 1 (REI/EI 45) theo QCVN 06:2022/BXD thì cho phép căn cứ diện tích của gian phòng lớn nhất để tính toán; thời gian chữa cháy tối thiểu 60 phút

- Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt thực hiện theo bảng đối chiếu B39

- Hệ thống chữa cháy bằng bọt cố định thực hiện theo bảng đối chiếu B40

- Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí thực hiện theo bảng đối chiếu B41, B42, B43

- Hệ thống chữa cháy tự động bằng Sol-khí thực hiện theo bảng đối chiếu B44

 

 

15

Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà

 

 

 

 

-

Yêu cầu thiết kế

 

Cơ sở có khối tích từ 1.500 m3 trở lên hoặc cao từ 3 tầng trở lên hoặc bố trí trong tầng hầm phải trang bị hệ thống họng nước chữa cháy bên trong nhà

Đ 8.1.1 TCVN 3890:2009

Thông tư số 147/2020/TT-BCA

 

-

Yêu cầu kỹ thuật

 

Thực hiện theo bảng đối chiếu B38

 

 

16

Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

 

 

 

 

-

Yêu cầu thiết kế

Lưu ý: Trường hợp nhà, công trình nằm trong phạm vi bán kính phục vụ đến mọi điểm của nhà xét theo phương ngang không lớn hơn 200 m tính theo đường di chuyển của vòi chữa cháy đi bên ngoài nhà từ trụ cấp nước chữa cháy hoặc bãi đỗ, bến lấy nước của ao, hồ, sông, bể nước công cộng, nếu:

+ Lưu lượng và trữ lượng nước chữa cháy bảo đảm theo quy định, thì cho phép không trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

+ Không bảo đảm lưu lượng và trữ lượng nước chữa cháy theo quy định thì phải trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà (khi tính toán lưu lượng của hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, cho phép tính cộng lưu lượng của hạ tầng cấp nước chữa cháy ngoài nhà).

Cho phép kết hợp hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà với hệ thống cấp nước sinh hoạt hoặc cấp nước công nghiệp

Phải thiết kế

Đ 8.2.1 TCVN 3890:2009

Thông tư số 147/2020/TT-BCA

 

-

Yêu cầu kỹ thuật

 

Thực hiện theo bảng đối chiếu B37

 

 

17

Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn

 

 

 

 

-

Yêu cầu thiết kế

Lưu ý: Trên đường thoát nạn phải bố trí bổ sung các biển báo chỉ dẫn thoát nạn tầm thấp theo TCVN 13456

a) Ở các chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người;

b) Ở các lối đi và trên các cầu thang bộ dùng để thoát nạn cho người khi số lượng người cần thoát nạn lớn hơn 50 người;

d) Ở các vị trí chỉ dẫn cầu thang bộ trong các nhà ở có chiều cao lớn hơn 6 tầng;

đ) Trong các gian phòng công cộng có khả năng tụ tập đồng thời nhiều hơn 100 người

Đ 10.1.4 TCVN 3890:2009

 

-

Yêu cầu kỹ thuật

 

Thực hiện theo bảng đối chiếu B46

 

 

18

Điện cấp cho PCCC

Lưu ý: Các thiết bị điện của hệ thống bảo vệ chống cháy của nhà phải được cấp điện ưu tiên từ hai nguồn độc lập (một nguồn điện lưới và một nguồn máy phát điện dự phòng).

Đối với các thiết bị điện có nguồn dự phòng riêng (ví dụ bơm diesel, tủ chống cháy có ắc quy dự phòng) thì chỉ cần một nguồn điện lưới, nhưng nguồn dự phòng riêng này phải đảm bảo hoạt động bình thường khi có cháy

Thực hiện theo bảng đối chiếu B48

 

 

19

Phương án chống sét

 

Thực hiện theo bảng đối chiếu B49

 

 

zalo